(Baothanhhoa.vn) - Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang có chuyến công du kéo dài một tuần đến 3 nước châu Phi gồm Ghana, Tanzania và Zambia. Đây là chuyến thăm đầu tiên của bà tới lục địa này kể từ khi nhậm chức, với mục tiêu tập trung vào các vấn đề dân chủ, biến đổi khí hậu, an ninh, kinh tế, cũng như những tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Biết là chậm chân hơn các cường quốc khác, nước Mỹ muốn dùng tốc độ bù lại quãng thời gian đã mất.

Nữ phó Tổng thống da màu đầu tiên thăm châu Phi: Sự khôn khéo của Mỹ sửa lỗi chậm trễ

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang có chuyến công du kéo dài một tuần đến 3 nước châu Phi gồm Ghana, Tanzania và Zambia. Đây là chuyến thăm đầu tiên của bà tới lục địa này kể từ khi nhậm chức, với mục tiêu tập trung vào các vấn đề dân chủ, biến đổi khí hậu, an ninh, kinh tế, cũng như những tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Biết là chậm chân hơn các cường quốc khác, nước Mỹ muốn dùng tốc độ bù lại quãng thời gian đã mất.

Nữ phó Tổng thống da màu đầu tiên thăm châu Phi: Sự khôn khéo của Mỹ sửa lỗi chậm trễ

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tỏ ra thoải mái khi gặp gỡ trẻ em đón chào bà ở sân bay quốc tế Kotoka tại thủ đô Accra, Ghana ngày 26-3 - Ảnh: REUTERS

Khi bước xuống chiếc Không lực 2 ở sân bay Ghana ngày 26/3 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ trở thành nữ phó tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ thăm châu Phi, tạo nên một chương mới trong vai trò phá vỡ rào cản đối với phụ nữ. Ý nghĩa biểu tượng này sẽ đóng vai trò quan trọng về bối cảnh cho chuyến đi mang nhiều mong muốn ngoại giao cũng như ý nghĩa lịch sử. Các quan chức trong chính quyền Mỹ coi đây là chuyến đi “hướng đến tương lai” để làm sâu sắc quan hệ với châu lục, ở nơi mà độ tuổi trung bình của người dân chỉ là 19 và dân số đang phát triển nhanh chóng.

Theo AP, bà Harris là người thứ 5 trong giới quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ đến thăm châu Phi chỉ trong 3 tháng, trong bối cảnh Washington đang muốn tìm cách cân bằng với ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Mới một tuần trước, ông Antony Blinken đã trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Niger và công bố 150 triệu USD hỗ trợ nhân đạo cho khu vực Sahel của châu Phi và 331 triệu USD cho Ethiopia. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng dự kiến đến thăm lục địa này vào cuối năm nay. Tổng thống Joe Biden cho thấy ông đang muốn sửa chữa sai lầm quá khứ - đó là lãng quên châu Phi.

Bà Harris hy vọng sẽ phát triển trên các lĩnh vực đổi mới và công nghệ ở châu Phi, an ninh khu vực, an ninh lương thực, trao quyền cho phụ nữ, biến đổi khí hậu và dân chủ. Bà cũng sẽ công bố các khoản đầu tư vào khu vực công và lĩnh vực tư nhân ở châu lục. Chuyến thăm của bà Harris có sự tương đồng với cựu Tổng thống Barak Obama, người đã được đông đảo người dân và các lãnh đạo châu Phi chào đón vì cảm giác gắn kết với người có chung dòng máu. Tuy nhiên, không khí chính trị chờ đón bà Harris từ khi vị tổng thống da màu của Mỹ thực hiện chuyến thăm cách đây gần 15 năm đã rất khác. Với tất cả những hy vọng đặt vào nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, nhiều lãnh đạo châu Phi đến giờ vẫn giận dữ vì cho rằng những lời hứa đã bị xem nhẹ ở khu vực thường bị gạt ra ngoài lề trong các cuộc tranh luận quốc tế.

Cuộc tranh giành để lấp vào khoảng trống đó dần trở thành trận chiến ngoại giao ngày càng gay gắt, khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang đẩy mạnh nỗ lực chiếm cảm tình của châu Phi để đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Nga và Trung Quốc ở lục địa đen. Bà Harris trở thành quan chức cấp cao nhất của chính quyền Biden thăm châu Phi để đối phó với thách thức đó.

Nhiệm vụ đó đặt trách nhiệm nặng nề lên vai bà Harris. Bà phải thể hiện với các nước châu Phi rằng Mỹ muốn hợp tác thực sự để phát huy tiềm năng và tránh coi châu Phi như những con tốt trong chiến lược địa chính trị rộng hơn của Mỹ, các chuyên gia nhận xét.

Nữ phó Tổng thống da màu đầu tiên thăm châu Phi: Sự khôn khéo của Mỹ sửa lỗi chậm trễ

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris hào hứng trong buổi gặp gỡ các nghệ sĩ Ghana trẻ ở thủ đô Accra, ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS

Ghana - điểm đến đầu tiên trong chuyến công du châu Phi kéo dài một tuần của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Phát biểu ngay khi đặt chân đến Sân bay quốc tế Kotoka, Phó Tổng thống Kamala Harris đã không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Phi đối với thế giới. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói: “Tôi rất vui mừng về tương lai của châu Phi. Tôi rất vui mừng được đề cập ảnh hưởng của châu Phi với phần còn lại của thế giới, trong đó có Mỹ. Khi tôi nhìn thấy những gì đang diễn ra trên lục địa này, nơi mà độ tuổi trung bình của người dân là 19, điều đó cho chúng ta thấy những cơ hội của sự phát triển và đổi mới. Tôi đã nhìn thấy những cơ hội tuyệt vời không chỉ cho người dân châu Phi mà còn cho cả thế giới”.

Nữ phó Tổng thống da màu đầu tiên thăm châu Phi: Sự khôn khéo của Mỹ sửa lỗi chậm trễ

Bà Kamala Harris phát biểu tại Ghana. Nguồn: Reuters

Xuất hiện tại Ghana với tư cách là nữ Phó Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ thăm châu Phi, bà Kamala Harris đã cho thấy lời nói của bà không chỉ là những lời hứa suông. 139 triệu USD là khoản viện trợ song phương của Mỹ cho Ghana vào năm sau nhằm thúc đẩy sáng kiến trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, văn hóa và y tế. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo, bà Kamala Harris đã không quên nhấn mạnh mong muốn tăng cường quan hệ với châu Phi trong bối cảnh cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực này đang diễn ra rất quyết liệt. Về phần mình, Tổng thống Nana Akufo-Addo đã trấn an Mỹ rằng, Ghana mong muốn làm bạn với các nước, trong đó có Mỹ.

Sau Ghana, theo kế hoạch, Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ đến thăm Tanzania và Zambia.

Chuyến thăm của bà Harris diễn ra vào thời điểm hầu hết các quốc gia châu Phi đang vật lộn để phục hồi sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 và tác động của xung đột Nga-Ukraine. Ghana, một trong những quốc gia an toàn và ổn định về chính trị nhất lục địa, đang quay cuồng với lạm phát tăng vọt hơn 50% và khủng hoảng nợ quốc gia.

Đất nước 34 triệu dân này cũng phải đối mặt với các mối đe dọa bất ổn khi các nước trong khu vực như Burkina Faso và Mali trải qua hai cuộc đảo chính trong những năm gần đây. Các cuộc tấn công của tổ chức khủng bố Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tại khu vực Sahel, phía Bắc Ghana đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng gây ra nhiều hệ lụy, từ việc thiếu hụt nhân công, sụt giảm hiệu quả kinh tế, gánh nặng an sinh xã hội... thì châu Phi lại đang chiếm lợi thế nhờ dân số trẻ và tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất toàn cầu, tạo ra tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực. Cùng với tài nguyên khoáng sản phong phú, nơi đây dần trở thành điểm thu hút đầu tư và cạnh tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga.

Tuy nhiên, theo nhận định của trang Africa News, Mỹ đã chậm chân trong việc tiếp cận châu Phi bởi trước đó, Bắc Kinh đã chi những khoản tiền lớn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới viễn thông ở nhiều nước trong khu vực.

Nữ phó Tổng thống da màu đầu tiên thăm châu Phi: Sự khôn khéo của Mỹ sửa lỗi chậm trễ

Bà Kamala Harris vẫy tay khi đặt chân đến Accra, thủ đô Ghana, hôm 26/3 năm 2023. Ảnh: AP

Đổi lại, Trung Quốc được quyền khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản tại các quốc gia này. Thí dụ như Ghana đã có một thỏa thuận cơ sở hạ tầng trị giá 2 tỷ USD với một công ty Trung Quốc giúp phát triển đường sá và các dự án khác để đổi lấy quyền khai thác quặng nhôm.

Còn Nga - quốc gia kế thừa Liên Xô - trong bối cảnh chịu nhiều sức ép từ các lệnh trừng phạt bủa vây từ Mỹ và phương Tây, đã tận dụng tốt mối quan hệ lịch sử với châu Phi để tăng cường trao đổi thương mại và tạo dựng ảnh hưởng trong khu vực. Những nền tảng quan hệ mà Trung Quốc và Nga đã gây dựng được chính là một trở ngại lớn đối với nỗ lực của Washington nhằm lấy lại niềm tin của châu Phi, bởi lâu nay, Mỹ dường như ngày càng ít quan tâm đến châu lục này, có chăng chỉ là sự đánh giá thấp khu vực này như một lục địa nghèo đói với xung đột triền miên.

“Chậm còn hơn không”, dĩ nhiên Washington không dễ dàng từ bỏ nỗ lực kiềm chế sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh và Moscow tại lục địa giàu tài nguyên này. Chuyến thăm của bà Harris gợi nhắc lại dư âm chuyến thăm Kenya và Ethiopia của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2015, vốn được nồng nhiệt đón nhận không chỉ từ các nhà lãnh đạo khu vực mà còn cả của những người dân châu Phi, bắt nguồn từ việc nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới có chung dòng máu từ khu vực này. Song có lẽ bầu không khí địa chính trị hiện nay đã khác nhiều so với 8 năm trước. Đương nhiên giờ đây một châu Phi đang khó khăn sau đại dịch sẽ chọn thái độ “chờ xem” Mỹ làm được gì...

Lan Phương

Nguồn tư tiệu từ AP, Reuters


Lan Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]