(Baothanhhoa.vn) - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được triển khai đồng bộ, tạo sự chuyển biến tích cực về hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, người dân; thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật.

Những cách làm hay trong phổ biến, giáo dục pháp luật lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được triển khai đồng bộ, tạo sự chuyển biến tích cực về hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, người dân; thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật.

Những cách làm hay trong phổ biến, giáo dục pháp luật lĩnh vực lao động, người có công và xã hộiPhổ biến chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và nhận diện, đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc cho đại diện các doanh nghiệp, do Sở LĐTB&XH tổ chức.

Bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã xây dựng và ban hành 6 kế hoạch triển khai thực hiện công tác PBGDPL thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Trung ương, của tỉnh về thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023. Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Trong đó, tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và chú trọng tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp Nhân dân, các doanh nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo, ven biển... Ngoài ra, sở còn tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Tháng công nhân; Tháng hành động vì người cao tuổi; Tháng hành động vì trẻ em; Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2023 trên địa bàn tỉnh; ban hành 5 kế hoạch thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện PBGDPL...

Ông Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH, cho biết: Thông qua các hình thức, biện pháp PBGDPL đa dạng, như: Phổ biến trực tiếp qua hội nghị; qua tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp phích; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tủ sách pháp luật... đã xuất hiện một số cách làm hay, mang lại hiệu quả cao. Điển hình là sở đã triển khai vận động được 3 nhà mạng, gồm: Viễn thông Thanh Hóa, Mobifone Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa hỗ trợ gửi tin nhắn hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tới hơn 3 triệu thuê bao sử dụng điện thoại di động trong toàn mạng lưới trên phạm vi toàn tỉnh. Duy trì thực hiện công tác tư vấn, kết nối dịch vụ xã hội cho khoảng 1.600 lượt đối tượng yếu thế tại cộng đồng qua Tổng đài 18001744 và tiếp tục thực hiện tư vấn, hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em qua Tổng đài quốc gia 111. Hay như việc đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống tệ nạn xã hội thông qua hình thức sân khấu hóa bằng việc tổ chức 10 hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tại 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đã thu hút sự tham gia của trên 6.000 học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.

Đặc biệt, sở đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố duy trì và triển khai thực hiện 4 mô hình tuyên truyền, PBGDPL về công tác, chăm sóc bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 2 mô hình “Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em” tại huyện Vĩnh Lộc; mô hình “Tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc về phát triển toàn diện trẻ em đến đủ 8 tuổi các kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ em tại gia đình, cộng đồng”; “Kết nối dịch vụ và hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện” tại huyện Yên Định. Bên cạnh đó, các mô hình: “Truyền thông tư vấn về bình đẳng giới cho thanh niên và vị thành niên trong trường THPT”; “Thành phố an toàn với phụ nữ và trẻ em gái”; “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh”; “Cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới”; “Ngôi nhà Ánh Dương Thanh Hóa”... đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, nhằm PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, sở chỉ đạo 2 cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn, PBGDPL về chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người nghiện ma túy, người cai nghiện ma túy tự nguyện, người cai nghiện ma túy bắt buộc; quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người cai nghiện cho 969 đối tượng đang quản lý. Tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước đối với 218 đối tượng hết thời hạn cai nghiện ma túy trở về cộng đồng. Tổ chức tư vấn pháp luật cho 8 trường hợp là người khuyết tật, người bị bạo lực trên cơ sở giới tại huyện Hoằng Hóa; 1 đối tượng là người bạo lực trên cơ sở giới tại huyện Hậu Lộc. Tư vấn, tham vấn, kết nối dịch vụ cho 223 đối tượng yếu thế tại các huyện Hà Trung, Quan Hóa. Nhằm PBGDPL cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tổ chức trên 30 phiên giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn việc làm tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp lồng ghép với PBGDPL về việc làm, an toàn vệ sinh lao động và các quy định khác của pháp luật về lao động cho 14.670 người. Tổ chức truyền thông về chương trình di cư an toàn cho lao động ngư nghiệp đi làm việc Hàn Quốc theo Chương trình EPS, quyền và nghĩa vụ của người lao động cho trên 150 lao động.

Việc triển khai thực hiện đa dạng các hình thức PBGDPL, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, đặc thù của cơ quan, đơn vị. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, đưa pháp luật đến gần với người dân, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]