(Baothanhhoa.vn) - Như Thanh là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, dân số trên 99.400 người gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ... cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 43,22%. Vì vậy, những năm qua, huyện Như Thanh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Như Thanh nỗ lực giảm thiểu tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Như Thanh là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, dân số trên 99.400 người gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ... cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 43,22%. Vì vậy, những năm qua, huyện Như Thanh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Như Thanh nỗ lực giảm thiểu tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu sốCuộc thi Rung chuông vàng được tổ chức tại Trường PTDT nội trú THCS Như Thanh nhằm tuyên truyền về TH&HNCHT.

Đa dạng hình thức tuyên truyền về TH&HNCHT

Thời gian qua, căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025; Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Kế hoạch số 99/KH-UBND, ngày 22-4-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” (giai đoạn II), huyện Như Thanh đã và đang triển khai nhiều nội dung nhằm thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Giai đoạn 2016-2022, huyện Như Thanh đã triển khai tổ chức các hội nghị tuyên truyền, cung cấp thông tin, tập huấn từ huyện đến xã; trong đó có 14 hội nghị tập huấn cấp huyện cho gần 3.000 người tham gia; 58 hội nghị tuyên truyền cấp xã cho 3.550 người tham gia. Xây dựng mô hình xã điểm và 2 thôn điểm tại xã Thanh Tân; Trường THCS&THPT Như Thanh làm trường điểm. Hằng năm đều tổ chức sinh hoạt ngoại khóa tại trường điểm. Tổ chức 6 buổi nói chuyện truyền thông tại các trường THPT, Trường PTDT nội trú THCS Như Thanh và Trường THCS Xuân Thái. Tổ chức sinh hoạt định kỳ theo quý Câu lạc bộ Phòng, chống tảo hôn tại Trường PTDT nội trú THCS Như Thanh và 2 thôn điểm tại xã Thanh Tân. Năm 2017, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được tỉnh đầu tư trang bị pano, áp phích, tờ rơi, sổ tay tuyên truyền về phòng, chống TH&HNCHT.

Đặc biệt, năm 2018, huyện đã tổ chức thành công Hội thi “Thiếu nữ các dân tộc huyện Như Thanh với TH&HNCHT”; tổ chức các cuộc thi tim hiểu về Luật Hôn nhân và gia đình. Tại các hội thi, cuộc thi đã tập trung tuyên truyền về tảo hôn tại các trường THPT, THCS với các hình thức sân khấu hóa như “Rung chuông vàng”, thi tìm hiểu giữa các khối học trong cùng trường; vấn đáp về Luật Hôn nhân và gia đình; xây dựng các tiểu phẩm do học sinh biểu diễn. Kết quả, đã thu hút hàng ngàn người tham gia và tạo hiệu ứng tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường và xã hội.

Tiêu biểu trong các trường học thực hiện tốt công tác tuyên truyền về TH&HNCHT đó là Trường PTDT nội trú THCS Như Thanh. Song song với công tác dạy học, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hội thi nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng thực hành văn hóa truyền thống, kỹ năng ứng xử văn hóa cho học sinh. Đặc biệt, năm học 2022-2023, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, nhà trường đã tổ chức một chương trình ngoại khóa rất ý nghĩa, thiết thực nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về TH&HNCHT.

Quá trình thực hiện, Trường PTDT nội trú THCS Như Thanh đã đa dạng, linh hoạt các hình thức trong công tác tuyên truyền như cho học sinh học tập qua hệ thống câu hỏi; tuyên truyền miệng thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hội, đội; tăng cường lồng ghép, tích hợp trong các bài học có nội dung liên quan. Nhất là, nhà trường đã lựa chọn hình thức sân khấu hóa, với hình thức cuộc thi “Rung chuông vàng”, chủ yếu các em khối lớp 8 và 9 tham gia. Với những hoạt động đa dạng, giúp cho các em học sinh nhận thức tương đối đồng đều và đầy đủ về hậu quả, nguyên nhân, cách phòng, chống TH&HNCHT, nắm bắt được một số quy định của pháp luật về vấn đề hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới.

Thông qua việc tuyên truyền tại các hội nghị, tập huấn, nói chuyện truyền thông, hội thi (sân khấu hóa), giao lưu văn hóa, văn nghệ, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn huyện Như Thanh. Hạn chế tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, huyện đã tổ chức tuyên truyền và tranh thủ sự ảnh hưởng của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS để cùng với chính quyền địa phương giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại các đơn vị. Từ đó, nhận thức của các tầng lớp Nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, người dân đã thấy được tính chất, tác hại của TH&HNCHT là vi phạm pháp luật, từ đó chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động con em và cộng đồng phòng, chống TH&HNCHT.

Tiếp tục tuyên truyền về giảm thiểu TH&HNCHT

Ông Phạm Hữu Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Như Thanh cho biết: “Từ khi thành lập huyện (năm 1997) đến nay, trên địa bàn huyện Như Thanh không xảy ra trường hợp HNCHT. Do phong tục tập quán của cộng đồng người DTTS rất tôn trọng tình cảm anh em dòng họ do đó anh em trong huyết thống từ 5 đến 6 đời họ vẫn thấy rất gần gũi nên trường hợp HNCHT không xảy ra. Mặt khác, công tác tuyên truyền và thực tế từ xưa cũng đã chứng minh tác hại của HNCHT là làm suy thoái giống nòi và sức khỏe, sinh tồn nên đã tác động mạnh đến nhận thức người dân. Đối với tảo hôn, qua theo dõi, tổng hợp giai đoạn 2011-2015, toàn huyện có tổng số cặp tảo hôn là 41 cặp, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Mường. Giai đoạn 2016-2022, tổng số cặp tảo hôn giảm còn 18 cặp. Tỷ lệ tảo hôn giữa các dân tộc Thái, Mường, Kinh là ngang nhau. Đến nay, toàn huyện chỉ có 4 cặp tảo hôn. Do tình trạng tảo hôn đã được giảm đáng kể góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của các hộ dân, cũng như nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tại các khu dân cư vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Vừa qua, huyện Như Thanh vinh dự là đơn vị tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT với đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái”.

Năm 2023, UBND huyện Như Thanh ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện; giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, và đẩy mạnh phối hợp liên ngành, lồng ghép hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Đồng thời, chú trọng hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Các hoạt động chủ yếu được thực hiện đó là, hướng dẫn, triển khai các hoạt động phù hợp với bản sắc văn hóa tại địa phương, giới tính, lứa tuổi và dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, ngăn ngừa, hạn chế TH&HNCHT. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở các chuyên trang, chuyên mục trên trang thông tin điện tử của huyện. In ấn tờ rơi, pano, áp phích, xây dựng phóng sự truyền hình để tuyên truyền, vận động tại các xã và thôn, bản vùng DTTS&MN.

Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình tại các xã và các trường THPT và THCS bán trú có nhiều học sinh là người DTTS. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các câu lạc bộ, tổ, nhóm... Đề cao và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, trưởng dòng tộc, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia thực hiện tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ hủ tục và chủ động phòng, chống TH&HNCHT.

Hiện nay, Phòng Dân tộc huyện chủ trì tham mưu, phối hợp với Phòng Tư pháp huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong cách nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS về TH&HNCHT. Đối với 2 xã Thanh Tân và Thanh Kỳ, ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS” cấp xã và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, cơ quan cấp huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS về TH&HNCHT.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]