(Baothanhhoa.vn) - Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi lớn, đan xen với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Trong bối cảnh đó, với “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt” toàn tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, linh hoạt, sáng tạo, triển khai quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

Nhìn lại nửa chặng đường vượt khó đến cực tăng trưởng (Bài 2): Hành động quyết liệt ngay từ đầu nhiệm kỳ

Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi lớn, đan xen với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Trong bối cảnh đó, với “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt” toàn tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, linh hoạt, sáng tạo, triển khai quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

Nhìn lại nửa chặng đường vượt khó đến cực tăng trưởng (Bài 2): Hành động quyết liệt ngay từ đầu nhiệm kỳTP Thanh Hóa ngày càng phát triển hiện đại.

Lửa thử vàng...

Qua 2 năm (2021-2022) thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị, nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, Thanh Hóa đã trải qua 4 “cuộc chiến” cam go với đại dịch COVID-19. Nhưng với mục tiêu vừa phòng, chống dịch với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; vừa phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”.

Trong những thời điểm khó khăn khi dịch bệnh bùng phát, hình ảnh các đồng chí lãnh đạo tỉnh không kể ngày đêm đi vào “tâm dịch” để cùng với cấp ủy, chính quyền triển khai các biện pháp nhanh chóng khống chế, ngăn chặn, dập dịch thành công với mong muốn người dân có cuộc sống bình yên đã để lại ấn tượng tốt đẹp và lòng tin trong Nhân dân. Đó cũng chính là “mệnh lệnh không lời” để cán bộ cấp dưới noi gương, làm theo. Đặc biệt, trên cương vị là người đứng đầu Đảng bộ Thanh Hóa, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đề cao tinh thần trách nhiệm của mình trước Đảng, trước Nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Nhớ lại những ngày ở các huyện Nông Cống, Nga Sơn, Hậu Lộc, Mường Lát, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh bùng phát các ổ dịch COVID-19 trong cộng đồng có nguy cơ lây lan rộng, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các đồng chí Thường trực, Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có mặt tại “điểm nóng” ở các địa phương để trực tiếp chỉ đạo cán bộ, đảng viên và Nhân dân với tinh thần không hoang mang dao động, phải bình tĩnh, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tuân thủ thực hiện nghiêm các biện pháp 5K trong phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Sự có mặt kịp thời của những người đứng đầu tỉnh như “liều thuốc tinh thần” kịp thời chỉ đạo, động viên cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các địa phương thêm vững tin hơn, đoàn kết hơn, nỗ lực vượt khó cùng nhau phòng, chống dịch COVID-19. Từ sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng sự vào cuộc tích cực hiệu quả của cả hệ thống chính trị, các lực lượng chức năng và toàn dân, tỉnh ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh, trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ người dân bị nhiễm COVID-19 thấp nhất cả nước.

Cùng với tập trung cho công tác phòng, chống dịch, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với các tỉnh, thành bạn; đã hỗ trợ hơn 2.300 tấn nhu yếu phẩm thiết yếu và 17,6 tỷ đồng tiền mặt hỗ trợ cho 9 tỉnh, thành phố; tổ chức 7 đoàn với 285 cán bộ y tế tăng cường nhân lực phục vụ phòng, chống dịch cho TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Tiếp tục hoàn thành sứ mệnh hậu phương với miền Nam ruột thịt.

Trải qua cuộc chiến chống dịch COVID-19, mới thấy sức mạnh niềm tin được hun đúc bằng tinh thần đoàn kết thống nhất “trên dưới một lòng, dọc ngang thông suốt”, nhân dân đồng thuận. Điều đó cũng minh chứng vào những lúc khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã bằng sức mạnh nội sinh và niềm tin từ “ý Đảng, lòng dân” có khả năng đẩy lùi mọi khó khăn, vượt qua mọi lực cản để chiến thắng thực hiện “mục tiêu kép”.

Hoàn thiện thể chế, tạo nền tảng phát triển

Với tinh thần chủ động, tích cực, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cá nhân từng đồng chí lãnh đạo tỉnh đã không ngừng đổi mới tư duy, xác định tầm nhìn trong chủ trương và hành động cũng như vun đắp và nuôi dưỡng khát vọng vươn lên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng, trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Quy chế làm việc số 01. Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các công việc của tỉnh và trong sinh hoạt cấp ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn thực hiện nghiêm quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, thẳng thắn, cởi mở, chân thành, vì nhiệm vụ chung, vì sự phát triển của tỉnh. Từ đó đã tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các công việc, nhiệm vụ của tỉnh.

Xác định vùng “tứ sơn” là động lực phát triển, là những “đầu tàu” kéo cả “đoàn tàu xứ Thanh”. Chính vì vậy, nhằm tạo cơ chế cho những địa phương có cơ chế đặc thù để tạo sự bứt phá có bước phát triển mạnh mẽ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghiên cứu thảo luận tập thể trong việc ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển “riêng” cho các địa phương: TP Thanh Hóa - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; Sầm Sơn – thành phố trẻ về phát triển ngành du lịch không khói; Thọ Xuân - vùng đất 2 vua với lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hàng không. Trong đó Nghị quyết về xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Mục tiêu đến năm 2045 là thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu của cả nước. Nghị quyết về xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện. Nghị quyết về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu đưa miền đất này trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Không chỉ quan tâm phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm đến việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi trong tỉnh. Xác định Mường Lát là huyện vùng cao biên giới có vị trí trọng yếu trong giữ vững quốc phòng, an ninh và để đời sống người dân được nâng lên bằng chính nội lực, không trông chờ ỷ lại vào Đảng, Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo thành lập Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Nhằm đánh giá tình hình thực tế ở huyện Mường Lát, từ ngày 19 đến 21-4-2022, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế để phục vụ xây dựng Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đoàn công tác đã đến khảo sát thực tế tại bản khó khăn nhất, sâu xa nhất của huyện Mường Lát như bản Cá Giáng, xã Trung Lý; bản Suối Tút, xã Quang Chiểu; bản Trung Thắng và bản Ún, xã Mường Lý để nắm tình hình đời sống người dân, tìm hiểu những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng để tạo cho Mường Lát có sự phát triển mới.

Xác định để khai thác hết tiềm năng của tỉnh, phát triển phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như các nghị quyết đã ban hành, đặt ra yêu cầu công tác quy hoạch phải dài hơi và đi trước một bước. Chính vì thế tỉnh Thanh Hóa đã chủ động lập quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Trung ương phê duyệt. Phát biểu tại hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao sự chủ động từ rất sớm của tỉnh Thanh Hóa trong xây dựng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và là tỉnh thứ 5 trong cả nước được Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thẩm định.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu tại hội nghị thẩm định nêu rõ: Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa hết sức quan trọng, được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh, trong nhiều năm qua Thanh Hóa luôn đặc biệt quan tâm. Tỉnh Thanh Hóa nhận thức sâu sắc rằng, sau khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là công cụ quan trọng trong định hướng, quản lý toàn diện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, là cơ sở để tỉnh Thanh Hóa chủ động kiến tạo phát triển nhanh, toàn diện và bền vững trong tương lai, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu mà Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã đề ra trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.

Trong nội dung Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được xây dựng với quan điểm phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng. Đặc biệt là phát huy được vị trí, tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ cao; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài; tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân. Bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Mở rộng các quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.

Với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đến ngày 27-2-2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: Thanh Hóa là tỉnh thứ 4 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh. Trên cơ sở kế thừa quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh tại Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội. Và đến năm 2045, Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Đây là mục tiêu phát triển có tính phấn đấu rất cao, đòi hỏi sự đoàn kết, ý chí, khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thì mới thực hiện được.

Nhìn lại nửa chặng đường của nhiệm kỳ 2020-2025, mới thấy được tinh thần đoàn kết thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa; khẳng định càng trong khó khăn, thách thức thì cấp ủy, chính quyền, đoàn thể lại càng thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, nắm bắt thời cơ, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để vượt qua khó khăn, thách thức, với những cách làm mới, sáng tạo bởi tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

Bài và ảnh: Minh Hiếu

Bài 3: Những kết quả ấn tượng bước đầu.

Tin liên quan:
  • Nhìn lại nửa chặng đường vượt khó đến cực tăng trưởng (Bài 2): Hành động quyết liệt ngay từ đầu nhiệm kỳ
    Nhìn lại nửa chặng đường vượt khó đến cực tăng trưởng (Bài 1): Mở đường cho ...

    Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, được xem là một quyết định lịch sử. Để rồi, qua hơn 2 năm triển khai, cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nghị quyết đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, đã và đang góp phần đưa Thanh Hóa nổi lên như một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác kinh tế ở phía Bắc của Tổ quốc.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]