(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều giải pháp linh hoạt trong xúc tiến đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã “gặt hái” được khá nhiều thành tựu, nhất là trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Để đáp ứng làn sóng dịch chuyển “hậu COVID-19”, cũng như phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, công tác thu hút đầu tư đang tiếp tục được lãnh, chỉ đạo, đổi mới phương thức để nâng cao hiệu quả. Trong đó, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi và sự cởi mở hơn về thủ tục hành chính, thì vấn đề đáp ứng về nguồn lực cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư

Với nhiều giải pháp linh hoạt trong xúc tiến đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã “gặt hái” được khá nhiều thành tựu, nhất là trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Để đáp ứng làn sóng dịch chuyển “hậu COVID-19”, cũng như phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, công tác thu hút đầu tư đang tiếp tục được lãnh, chỉ đạo, đổi mới phương thức để nâng cao hiệu quả. Trong đó, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi và sự cởi mở hơn về thủ tục hành chính, thì vấn đề đáp ứng về nguồn lực cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tưMột lớp học nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ Ban Quản lý KKTNS và các KCN tại Bỉm Sơn.

Đến nay, Thanh Hóa đang đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư FDI. Đáng nói, tỷ lệ vốn thực hiện/tổng vốn đăng ký đầu tư là khá cao và cao gấp nhiều lần so với tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong nước. Điển hình như tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) là 12,7/12,8 tỷ USD; tại các khu công nghiệp (KCN) ngoài KKTNS là gần 440/734 triệu USD. Điều đó có nghĩa, các doanh nghiệp FDI sau khi khảo sát và “ngỏ ý” “dừng chân”, sẽ rất nhanh chóng tìm hiểu cũng như thực hiện các thủ tục liên quan để hiện thực hóa dự án vào thực tiễn. Do đó, trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, không chỉ cần sự nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh, sự đầy đủ về thông tin quảng bá, mà rất cần thiết một đội ngũ nhân lực có trình độ ngoại ngữ, có kỹ năng đàm phán tốt để thành công trong quá trình thương thảo.

Điển hình như tại KCN Bỉm Sơn, hiện đã thu hút 57 dự án đầu tư. Trong đó có 33 dự án đã đi vào hoạt động, với giá trị sản xuất đạt khoảng 2.300 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động. Ngoài các dự án may mặc, giày da, tại KCN Bỉm Sơn cũng đã có nhiều dự án trên các lĩnh vực sản xuất linh kiện máy móc, cơ khí, ô tô... đã đi vào hoạt động hiệu quả.

Trưởng Văn phòng đại diện Ban Quản lý KKTNS và các KCN tại Bỉm Sơn Phạm Nhật Tân cho biết: “Phần lớn các nhà đầu tư đang hoạt động cũng như đang tìm hiểu cơ hội và thực hiện thủ tục đầu tư tại KCN Bỉm Sơn là nhà đầu tư nước ngoài, đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Ngoài ngôn ngữ bản địa, hầu như các lãnh đạo và nhân viên cốt cán của nhà máy đều có thể giao dịch công việc được bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đây lại là hạn chế của cán bộ, người lao động của đơn vị, dẫn đến việc phối hợp thực hiện công việc còn nhiều khó khăn. Nhiều cuộc họp, đàm phán, trao đổi, hỗ trợ thông tin pháp lý, chúng tôi phải đi thuê phiên dịch, dẫn đến tốn kém chi phí cũng như việc kết nối khó có thể thông suốt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà đầu tư tại mọi thời điểm”.

Thực tế hiện nay, tại KKTNS và các KCN trên địa bàn tỉnh nói chung, cũng đang có rất nhiều các doanh nghiệp FDI đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, nên việc thông tin, thương thảo, hỗ trợ quá trình thực hiện thủ tục đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được nhu cầu.

Có cơ hội được làm việc và hỗ trợ nhiều nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Danh Nghĩa, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc đào tạo Công ty CP Đào tạo và Tư vấn IPRO (TP Hà Nội), chia sẻ: “Khi có thể giao tiếp trực tiếp được với các nhà đầu tư nước ngoài, cán bộ làm công tác xúc tiến sẽ truyền tải thông tin chính xác hơn, kết nối hỗ trợ tốt hơn. Bên cạnh đó, cán bộ làm công việc này cũng có thể giao lưu thêm về văn hóa, phong tục, từ đó tạo sự thân thiện và thuận lợi cho quá trình tìm hiểu, đàm phán và thực hiện các thủ tục đầu tư”.

Theo đề án “Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025”, tại KKTNS đặt mục tiêu thu hút mới 17 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Tại các KCN khác dự kiến thu hút nguồn vốn từ 3 tỷ USD trở lên. Trong đó có 3-6 công ty sở hữu công nghệ gốc nằm trong top 500 công ty xuyên quốc gia trên thế giới đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh việc coi trọng các địa bàn, đối tác truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Cô-oét, Đài Loan (Trung Quốc), Thanh Hóa sẽ thu hút thêm các đối tác tiềm năng mới đến từ Nga, Hoa Kỳ, các nước châu Âu. Đồng thời, khai thác hiệu quả mối quan hệ từ các tập đoàn lớn tại các nước phát triển như: G7, G8, OECD... Do vậy, cùng với các lĩnh vực ưu tiên thì thị trường và đối tác mà Thanh Hóa quan tâm là những quốc gia lớn, có trình độ công nghệ sản xuất hiện đại cũng như chất lượng nhân lực cao.

Để đáp ứng nhiệm vụ này, cùng với các giải pháp quan trọng khác, các đơn vị, sở, ngành làm công tác xúc tiến cần quan tâm hơn đến nhiệm vụ ưu tiên, bố trí nguồn lực cho công tác xúc tiến đầu tư. Cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ, nâng cao kỹ năng đàm phán, chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ này có thể kết nối, làm việc với các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn quốc tế để vận động, thu hút đầu tư, hỗ trợ kịp thời thủ tục và đồng hành cùng nhà đầu tư hoạt động hiệu quả.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]