(Baothanhhoa.vn) - Sơn Điện là xã biên giới nằm cách trung tâm huyện Quan Sơn 30km về phía Tây. Toàn xã có 11 bản với 1.017 hộ, 4.745 khẩu, có 3 dân tộc: Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống; có tổng diện tích tự nhiên hơn 9.437 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 9.054 ha, chiếm tới 96% diện tích tự nhiên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

MTTQ xã Sơn Điện vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Sơn Điện là xã biên giới nằm cách trung tâm huyện Quan Sơn 30km về phía Tây. Toàn xã có 11 bản với 1.017 hộ, 4.745 khẩu, có 3 dân tộc: Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống; có tổng diện tích tự nhiên hơn 9.437 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 9.054 ha, chiếm tới 96% diện tích tự nhiên.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Quan Sơn cùng chính quyền địa phương kiểm đếm gỗ làm nhà tại các hộ dân xã Sơn Điện.

Những năm gần đây, quá trình tăng trưởng kinh tế của xã Sơn Điện đã đạt những kết quả khả quan, đáng khích lệ; trong đó, ngành nông – lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã, đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho phần lớn lao động trong xã. Kinh tế rừng ngày càng được chú trọng, nhận thức của người dân về giá trị của rừng ngày càng được nâng lên, từ đó nhân dân luôn có ý thức cao trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Đến nay, an ninh rừng cơ bản được giữ vững ổn định, số vụ vi phạm pháp luật về rừng giảm hơn so với các năm trước, không có cháy rừng xảy ra, không còn tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn; nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BV&PTR bởi nó đem lại lợi ích kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập của người dân.

Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự đồng thuận cao của nhân dân. Đặc biệt, sự phối hợp giữa MTTQ với lực lượng kiểm lâm trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức về BV&PTR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước BVR, đưa nội dung quản lý cưa xăng, súng săn, bẫy bắt động vật vào quy ước. Lập danh sách đối tượng, phương tiện vi phạm để quản lý ngay tại cộng đồng; lựa chọn các thôn, bản trọng điểm xây dựng và nhân rộng mô hình “3 không” tại 10 bản của xã, trong đó có 4/10 bản có thành tích nổi bật trong thực hiện phong trào khu dân cư “3 không”. Từ năm 2016 đến nay, ủy ban MTTQ xã đã phối hợp tổ chức được 186 hội nghị tuyên truyền cấp bản với 8.370 lượt người tham gia. Riêng trong năm 2017 đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền 1 hội nghị cấp xã, 10 hội nghị cấp thôn, bản về triển khai Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BV&PTR, các kế hoạch hành động của UBND tỉnh, huyện về thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư; tổ chức cho 21 chủ rừng tự nhiên có cưa xăng ký cam kết với chính quyền không sử dụng cưa xăng khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép; 100% hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với bí thư chi bộ, trưởng bản.

Thực tế ở xã Sơn Điện sau nhiều năm thực hiện chương trình phối hợp giữa ủy ban MTTQ và kiểm lâm địa bàn cho thấy, việc triển khai, nhân rộng mô hình khu dân cư “3 không” trong công tác BV&PTR, PCCCR gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy cơ sở, các ngành cùng toàn thể cán bộ, quần chúng nhân dân trên địa bàn về công tác BVR, PCCCR. Nhiều hộ gia đình trước đây lấy nguồn sống chính là khai thác trái phép tài nguyên rừng thì nay đã đầu tư công sức, tiền của để BVR, trồng rừng. Nhiều mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp ra đời cho thu nhập cao, đời sống đang được cải thiện. Tiêu biểu như mô hình thâm canh rừng vầu tại bản Bun, mô hình chăn thả đại gia súc gắn với kiểm soát dịch bệnh tại bản Sủa... Trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền xã được đề cao. Vai trò của MTTQ xã, ban công tác mặt trận ở khu dân cư trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, về BV&PTR, PCCCR nói riêng được nâng lên. Vai trò nòng cốt của lực lượng kiểm lâm, đặc biệt là kiểm lâm địa bàn được phát huy, tạo được lòng tin với quần chúng nhân dân. Hầu hết các vụ vi phạm pháp luật BVR đều được nhân dân tố giác với kiểm lâm và chính quyền nên trên địa bàn xã không có vụ việc vi phạm nổi cộm.

Mô hình khu dân cư “3 không” đã trở thành mô hình có ý nghĩa thiết thực đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn xã, góp phần quan trọng vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi.


Bài và ảnh: Linh Nhật

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]