(Baothanhhoa.vn) - Hai mươi ngày ra khơi cùng những ngư dân miền biển Quảng Nham (Quảng Xương), tôi mới thực sự thấu hiểu những gian truân vất vả mà ngư dân phải vượt qua hàng ngày. Để đánh bắt và đưa những con cá cách bờ hàng trăm cây số vào đất liền là cả một hành trình đầy gian nan, thử thách, nhưng họ vẫn luôn một lòng bám biển. Đó cũng là tình yêu vô bờ của ngư dân với nghề, với biển cả của Tổ quốc.

Một chuyến câu biển

Hai mươi ngày ra khơi cùng những ngư dân miền biển Quảng Nham (Quảng Xương), tôi mới thực sự thấu hiểu những gian truân vất vả mà ngư dân phải vượt qua hàng ngày. Để đánh bắt và đưa những con cá cách bờ hàng trăm cây số vào đất liền là cả một hành trình đầy gian nan, thử thách, nhưng họ vẫn luôn một lòng bám biển. Đó cũng là tình yêu vô bờ của ngư dân với nghề, với biển cả của Tổ quốc.

Một chuyến câu biển

Một chuyến câu biển

Tại bến tàu Quảng Nham (Quảng Xương), những ngư dân đang làm những việc cuối cùng để chuẩn bị cho chuyến ra khơi, hàng chục cây đá được chất xuống khoang tàu, đá lạnh vừa để bảo quản cá cũng là để tàu đủ trọng tải chạy êm hơn trên sóng gió biển xa.

Một chuyến câu biển

Những can dầu cũng được đổ đầy thùng, nước ngọt, lượng thực phẩm cũng được tính toán kỹ lưỡng để đủ nuôi sống 6 người và đủ để trong diện tích chật hẹp của khoang tàu.

Một chuyến câu biển

Lần đầu tiên tôi đồng hành cùng chiếc máy ảnh ra khơi, trải nghiệm một lần với sóng biển quê hương cùng những người ngư dân. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng vui buồn với dây câu, mẻ lưới.

Một chuyến câu biển

Vùng đánh bắt của tàu tôi đi là vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Khi được sự đồng ý của thuyền trưởng Trần Văn Hưng, tôi háo hức lạ thường. Những thắc mắc của tôi về cuộc sống trên biển chỉ nhận được những tiếng cười giòn tan và câu nói “cứ đi rồi khắc biết” của anh em thuyền viên.

Một chuyến câu biển

Nghề đi biển, nhất là đánh bắt xa bờ luôn tiềm ẩn nhiều may rủi. Tài sản, tính mạng phụ thuộc vào thiên nhiên, nên nghề này cũng nhiều kiêng kỵ như một ý niệm tâm linh.

Một chuyến câu biển

Rời cảng cá Quảng Nham, con tàu nhằm thẳng biển khơi mà tiến. Thân tàu dài 14 mét, nơi rộng nhất là 4,5 mét, là loại tàu nhỏ, công suất 48 CV, tốc độ tối đa 6 hải lý một giờ.

Một chuyến câu biển

Bờ lùi dần, gia đình lùi dần, phía trước là biển cả bao la xanh ngắt một màu. Hẹn gặp lại sau chuyến hải hành đầy cam go phía trước.

Một chuyến câu biển

Một chuyến câu biển

Ngư dân dọc phía bắc Miền Trung, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An… thường chọn vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ làm ngư trường của mình. Thuyền trưởng Hưng cho tàu chạy với tốc độ 5 hải lý một giờ, đây là tốc độ lý tưởng cho chuyến hải hành. Với tốc độ như thế này thì phải mất 10 giờ tàu của chúng tôi mới ra đến ngư trường. Tàu tôi đi làm nghề câu cá Mú và các loại cá vặt.

Một chuyến câu biển

Câu cá trên biển rất khác câu sông, câu hồ, lưỡi câu ở đây được dàn cả trăm chiếc. Một dàn câu dài hơn hải lý, mồi là những con cá nhỏ được thái thành từng miếng vừa phải.

Một chuyến câu biển

Mọi sinh hoạt trên tàu từ việc nhỏ đều khiến tôi tò mò, những dàn câu bắt đầu được thả xuống nước, tôi thấp thỏm đợi chờ.

Một chuyến câu biển

Và rồi những chú cá đầu tiên cũng mắc câu, chú cá dưa rất đẹp. Trong hầm tàu đặc mùi khói dầu diezen cộng với tiếng máy tàu, nghề đi biển đòi hỏi sức khỏe và khả năng thích nghi cao, rất may mà tôi không say sóng.

Một chuyến câu biển

Một chuyến câu biển

Theo kinh nghiệm của ngư dân, khi câu được cá cá Mú, phải hút hết hơi trong bụng cá để cá sống lâu hơn, chờ tàu đại lý tới thu mua với giá cao hơn.

Một chuyến câu biển

Nhiều ngư dân còn trẻ nhưng đã có rất nhiều năm đi biển, điều đó hiện rõ trên khuôn mặt xạm đen vì sóng gió. Những ngư dân thuộc biển như đường đi lối lại nơi mình sinh ra vậy. Với họ, tàu là nhà, biển cả là quê hương.

Một chuyến câu biển

Một chuyến câu biển

Giữa mênh mông trời biển, cuộc sống của ngư dân chập chờn trông đợi hoàn toàn vào mẹ tự nhiên. Nhiều khi chính sự giàu có và hào phóng của biển cả khiến niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt của mọi người.

Một chuyến câu biển

Với nghề đi biển nói chung và nghề câu biển nói riêng, cuộc sống của ngư dân không phụ thuộc vào ngày hay đêm mà phụ thuộc vào từng mẻ lưới, đường câu. Chỉ khi nào “vàng nghề” của họ được thả xuống biển thuận lợi thì họ mới yên tâm nghỉ một lúc. Nhưng cũng có khi “đánh nghề” xong họ lại bận rộn với việc phân loại cá, thái mồi và lúc mọi việc hoàn tất thì cũng đến giờ kéo mẻ câu tiếp theo.

Một chuyến câu biển

Ăn vội bữa cơm trưa, không nghỉ ngơi, anh em trên tàu lại lao vào công việc. Bữa cơm trên tàu đạm bạc nhưng họ ăn rất ngon vì trước những bữa cơm là những giờ lao động hết sức. Với một người quanh năm không biết sóng gió như tôi, thấy những bữa cơm như thế này mới biết trân quý những hạt gạo, cọng rau xanh hơn, khi lênh đênh ngoài khơi thiếu thốn.

Một chuyến câu biển

Thời tiết trên biển cũng rất đặc biệt, dù không có bão nhưng khi có biển động mạnh khiến tàu lắc lư, dập dềnh. Nhưng cũng có khi biển êm như trên sông không một con sóng. Chuyến đi của chúng tôi đến ngày thứ ba thì được thuyền trưởng thông báo “Đêm nay có không khí lạnh xuống”. Lần đầu tiên giữa mênh mông là biển tôi được chứng kiến cảnh con thuyền trồi lên, ngụp xuống giữa gió cấp 3, cấp 4. Dù ngư dân là những người thuộc biển như lòng bàn tay, nhưng trước những đợt sóng lớn mà không cẩn trọng thì bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra với các thành viên trên tàu.

Một chuyến câu biển

Đêm ở biển thật lạ, bốn bề mịt mùng một màu đen, nhưng cũng có nhiều sinh vật đến với con tàu của chúng tôi. Lần đầu tôi được nhìn thấy như rắn biển và nhiều con vật kỳ lạ khác, lạ hơn nữa là chim, những loài chim tìm đến tàu làm nơi trú đậu. Nhiều con có khi đến được với tàu và phải ở lại mãi mãi vì đuối sức. Sự mênh mông của biển nhiều khi là giới hạn không thể vượt qua được...

Một chuyến câu biển

Giấc ngủ chập chờn giữa biển được đánh thức bởi tiếng máy tàu báo hiệu ngày đánh bắt mới bắt đầu, vẫn bộ đồ cũ, các ngư dân lại bắt đầu với công việc quen thuộc trong mỗi chuyến ra khơi của mình.

Một chuyến câu biển

Có những ngày mệt mỏi vì làm việc không nghỉ ngơi, không ăn uống nhưng được cá thì cùng vui. Đối với họ lúc này là cơm áo, là nguồn sống. Nhiều khi đánh một mẻ câu xuống với hy vọng thu được nhiều cá, nhưng cũng có những mẻ câu không thu được là bao.

Một chuyến câu biển

Đối với những ngư dân, yêu nước là một từ trang trọng. Nhưng những gì mà họ đang làm sau mỗi chuyến ra khơi chính là việc làm chứa chan tình yêu đối với vùng biển chủ quyền Tổ quốc. Nhờ đó, những vùng quê yên bình luôn có cá bạc đầy khoang mỗi khi chân mây hừng lên màu đỏ. Nhờ đó, cờ Tổ quốc luôn tung bay trên vùng biển Việt Nam. Giữa biển khơi vốn mênh mông dài rộng là thế, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng lại trở lên thân thuộc và gần gũi với ngư dân đến lạ kỳ.

Một chuyến câu biển

Chúng tôi về đến bờ Quảng Xương vào buổi sáng sớm. Sau bao ngày dong thuyền cần mẫn đánh câu, kéo cá, tàu chúng tôi cũng nhận được những món quà của biển.

Một chuyến câu biển

Cảm giác, sau bao ngày lênh đênh trên biển được đặt chân lên đất liền, được ngửi mùi đất với tôi là niềm vui sướng khó tả. Chào tạm biệt mọi người để về thành phố, tôi không thể quên những con người một tháng có 20 ngày “ăn sóng nói gió” cốt là để gánh nặng kinh tế bớt đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ ở nhà. Cốt là để lo cho những đứa con đang tuổi ăn tuổi học sau này không phải bán mặt cho biển bán lưng cho trời như lời các ngư dân đã chia sẻ.

Một chuyến câu biển

Dù đã mệt nhoài vì thiếu ngủ, cạn sức vì sóng gió và những mẻ câu, nhưng những ngư dân vẫn hòa mình vào công việc chuẩn bị cho chuyến ra khơi ngày mai. Và dù những chuyến đi biển có gặp khó khăn như thế nào thì họ vẫn tiếp tục ra khơi để gắn đời mình với biển, đó cũng là tình yêu vô bờ của người ngư dân với nghề, với biển cả của Tổ quốc.

Cao Tiến


Cao Tiến

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]