(Baothanhhoa.vn) - Tháng 4-2023, Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Đây là cơ sở quan trọng để mở cánh cửa “an cư” cho hàng triệu người có thu nhập thấp. Theo đề án được phê duyệt, trong giai đoạn 2021-2025 Thanh Hóa sẽ hoàn thành khoảng 6.287 căn nhà ở xã hội (NƠXH), chỉ tiêu đến năm 2030 con số này sẽ được nâng lên ít nhất là 13.787 căn. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải chủ động những giải pháp thiết thực ngay từ bây giờ.

Mở cánh cửa “an cư” cho người thu nhập thấp (Bài 3): Tăng tốc để hoàn thành mục tiêu hơn 13.700 căn hộ đến năm 2030

Tháng 4-2023, Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Đây là cơ sở quan trọng để mở cánh cửa “an cư” cho hàng triệu người có thu nhập thấp. Theo đề án được phê duyệt, trong giai đoạn 2021-2025 Thanh Hóa sẽ hoàn thành khoảng 6.287 căn nhà ở xã hội (NƠXH), chỉ tiêu đến năm 2030 con số này sẽ được nâng lên ít nhất là 13.787 căn. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải chủ động những giải pháp thiết thực ngay từ bây giờ.

Mở cánh cửa “an cư” cho người thu nhập thấp (Bài 3): Tăng tốc để hoàn thành mục tiêu hơn 13.700 căn hộ đến năm 2030NƠXH khu dân cư Tân Thành ECO2, phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa).

Nền tảng thúc đẩy phát triển NƠXH

Thực tế, từ năm 2016 đến nay, đối với công tác phát triển NƠXH, UBND tỉnh đã phê duyệt các chương trình, kế hoạch về phát triển nhà ở toàn tỉnh, trong đó NƠXH là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành riêng một kế hoạch phát triển NƠXH (Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 14-3-2017 về phát triển NƠXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2017-2020). Đồng thời thường xuyên điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng như tận dụng các khu vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sẵn có để thúc đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng NƠXH.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 13 dự án NƠXH, nhà ở công nhân được đưa vào sử dụng với tổng diện tích sàn là 515.821m2, tương ứng khoảng 5.298 căn hộ chung cư. Riêng trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, đã có 7 dự án NƠXH đưa vào sử dụng. Trong đó, phải kể đến một số dự án chung cư đã thu hút đông đúc cư dân sinh sống, như: chung cư thu nhập thấp tại lô C5 thuộc khu đô thị Nam TP Thanh Hóa; NƠXH tại số 81 Trường Thi; khu NƠXH AT Home phường Đông Hải...

Theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 (tại Quyết định số 3321/QĐ-UBND ngày 27-8-2021 của UBND tỉnh), dự kiến đến năm 2025, tỉnh kêu gọi đầu tư phát triển mới NƠXH với quy mô dự kiến đầu tư tăng thêm 192.728m2 sàn nhà ở. Tổng vốn đầu tư xây dựng NƠXH khoảng 5.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025, trong đó dự kiến nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng.

Về bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH, tổng diện tích quỹ đất dành cho xây dựng NƠXH đã thực hiện dự án là 385.078m2; tổng diện tích đất quy hoạch dành cho các dự án chuẩn bị triển khai là 612.130m2 (bao gồm các dự án NƠXH thuộc dự án nhà ở thương mại đã được lựa chọn chủ đầu tư, đang triển khai thực hiện; các dự án rà soát điều chỉnh, bổ sung quỹ đất NƠXH và các dự án NƠXH độc lập được UBND tỉnh thống nhất lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư). Đánh giá tỷ lệ bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH so với kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh đã được phê duyệt, đại diện Sở Xây dựng cho biết: Theo kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2025, dự kiến bố trí quỹ đất phát triển NƠXH khoảng 77,17 ha. Như vậy, chỉ tính riêng quỹ đất quy hoạch dành cho dự án chuẩn bị triển khai đã đạt 79,3% so với kế hoạch. Sở Xây dựng đang tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương liên quan rà soát, đề xuất, bổ sung quỹ đất NƠXH đối với các dự án phát triển nhà ở.

Chủ động thực hiện nhiều giải pháp

Nhằm cụ thể hóa Quyết định 338/QĐ-TTg ngày 3-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021-2030”, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Sau khi tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, ngày 30-6-2023, Sở Xây dựng đã có tổng hợp và có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh.

Quan điểm mà tỉnh đưa ra đó là phát triển NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển NƠXH, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân. Phát triển NƠXH phải được lồng ghép vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch công nghiệp dịch vụ gắn với phát triển thị trường bất động sản, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của tỉnh đã được phê duyệt.

Mục tiêu mà tỉnh ta đặt ra đó là phát triển NƠXH, nhà ở công nhân có chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH trên địa bàn. Hoàn thành mục tiêu về tổng số căn hộ NƠXH, nhà ở công nhân theo chỉ tiêu được giao đối với tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể, đến năm 2030, tổng số căn hộ NƠXH trên địa bàn tỉnh hoàn thành ít nhất 13.787 căn hộ, trong đó giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 6.287 căn; giai đoạn 2026-2030 hoàn thành khoảng 7.500 căn.

Để đạt mục tiêu cụ thể trên, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện hoàn thành 13 dự án đã lựa chọn nhà đầu tư, đang triển khai đầu tư xây dựng tại TP Thanh Hóa. Đồng thời, có giải pháp thu hút đầu tư, triển khai thực hiện 14 dự án NƠXH đã được quy hoạch, trong đó có 1 dự án tại huyện Yên Định, 1 dự án tại huyện Thọ Xuân, 1 dự án thị xã Bỉm Sơn, 1 dự án tại thị xã Nghi Sơn và 10 dự án tại TP Thanh Hóa. Ngoài ra, triển khai các dự án NƠXH đã được đưa vào danh mục kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt, các dự án NƠXH thuộc quỹ đất 20% trong dự án nhà ở thương mại.

Các giải pháp để thúc đẩy phát triển NƠXH trên địa bàn đã được thảo luận, đưa ra tại nhiều hội nghị cũng như tại các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phát triển NƠXH. Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp nhất thiết phải kèm theo quy hoạch NƠXH, nhà ở công nhân đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng, quy hoạch đất đai, bảo đảm điều kiện để chấp thuận chủ trương đầu tư làm cơ sở kêu gọi đầu tư đối với các chủ đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư ở lĩnh vực NƠXH. Đôn đốc, thúc đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án đang triển khai thực hiện. Công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư NƠXH để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất đầu tư; có cơ chế khuyến khích, ưu đãi nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển NƠXH. Có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng; cân đối bố trí ngân sách địa phương khuyến khích, ưu đãi thêm để hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản tham gia và triển khai đầu tư xây dựng dự án NƠXH, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường. Triển khai hiệu quả chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng ưu đãi dành cho chủ đầu tư và người mua nhà tại các dự án NƠXH, nhà ở công nhân.

Kỳ vọng từ sự thay đổi về chính sách phát triển NƠXH từ Trung ương đến địa phương, các dự án NƠXH trên địa bàn tỉnh sẽ được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, từ đó mở rộng cánh cửa để tạo điều kiện cho những công nhân, người lao động thu nhập thấp chạm tay đến giấc mơ nhà ở.

Nhóm PV Bạn đọc – TL

Tin liên quan:
  • Mở cánh cửa “an cư” cho người thu nhập thấp (Bài 3): Tăng tốc để hoàn thành mục tiêu hơn 13.700 căn hộ đến năm 2030
    Mở cánh cửa “an cư” cho người thu nhập thấp (Bài 2): Thủ tục rườm rà, doanh ...

    Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh về số liệu khảo sát, thống kê năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 12.300 công nhân có nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH), trong đó tại Khu Công nghiệp (KCN) Hoàng Long khoảng 3.000 công nhân; tại KCN Lễ Môn khoảng 3.200 công nhân; tại Khu Kinh tế Nghi Sơn khoảng 2.600 công nhân; tại TP Thanh Hóa khoảng 1.000 công nhân; tại các huyện khoảng 2.500 công nhân. Đó là chưa kể đến nhóm đối tượng là lao động tự do có mức thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở. Như vậy, có thể nói, nhu cầu về NƠXH tại Thanh Hóa là có, song hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa “mặn mà” tham gia đầu tư dự án NƠXH. Ngoài các dự án cũ đã và đang triển khai những năm trước đây, trong vòng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 dự án NƠXH ở phường Nam Ngạn được chấp thuận chủ trương và đã lựa chọn được chủ đầu tư.

  • Mở cánh cửa “an cư” cho người thu nhập thấp (Bài 3): Tăng tốc để hoàn thành mục tiêu hơn 13.700 căn hộ đến năm 2030
    Mở cánh cửa “an cư” cho người thu nhập thấp (Bài 1): “Thúc” tiến độ các dự án ...

    Phát triển nhà ở xã hội là hoạt động có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp có thể có được một căn nhà để “an cư, lạc nghiệp”. Tại Thanh Hóa, phát triển nhà ở xã hội là một lĩnh vực được tỉnh quan tâm khi trên địa bàn tỉnh, số lượng căn hộ nhà ở xã hội đã hoàn thành đứng thứ 6 cả nước; số căn hộ đang triển khai đứng thứ 10 cả nước. Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai các dự án nhà ở xã hội hiện nay còn nảy sinh không ít rắc rối, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết kịp thời để tháo gỡ vướng mắc, “thúc” tiến độ các dự án.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]