(Baothanhhoa.vn) - Là xã miền núi của huyện Như Thanh, nhưng Hải Long đã mạnh dạn lấy chuyển đổi số làm lĩnh vực nổi trội trong xây dựng tiêu chí NTM. Thành công trong thực hiện chỉ tiêu này vừa giúp địa phương trở thành xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Như Thanh.

Lấy chuyển đổi số làm lĩnh vực nổi trội tại xã NTM kiểu mẫu Hải Long

Là xã miền núi của huyện Như Thanh, nhưng Hải Long đã mạnh dạn lấy chuyển đổi số làm lĩnh vực nổi trội trong xây dựng tiêu chí NTM. Thành công trong thực hiện chỉ tiêu này vừa giúp địa phương trở thành xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Như Thanh.

Lấy chuyển đổi số làm lĩnh vực nổi trội tại xã NTM kiểu mẫu Hải LongKhu vực Nhà văn hóa thôn Đồng Hải, xã Hải Long được lắp đặt hệ thống wifi miễn phí và máy tính bàn để người dân tra cứu thông tin.

Để tạo tiền đề, UBND xã Hải Long đã lựa chọn Đồng Hải để xây dựng mô hình thôn thông minh trên địa bàn xã. UBND xã đã thành lập tổ công tác phối hợp với cấp ủy, chi bộ, ban công tác mặt trận, ban chỉ huy thôn vừa khảo sát, vừa hướng dẫn các hộ dân trên địa bàn thôn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số; phổ cập kiến thức chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt ứng dụng và lập tài khoản thanh toán điện tử, hướng dẫn người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng phương thức thanh toán điện tử, giao dịch thương mại điện tử... Đến nay, 101/101 hộ gia đình trên địa bàn thôn đang sử dụng các dịch vụ viễn thông do các doanh nghiệp cung cấp. Hạ tầng internet, cáp quang và thông tin di động 3G/4G đến thôn đã tạo điều kiện thuận lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin về phát triển kinh tế - xã hội, các mô hình sản xuất, kinh doanh từ đó học hỏi áp dụng vào phát triển kinh tế và đời sống. Khu vực nhà văn hóa thôn cũng được lắp mạng Wifi miễn phí và máy tính bàn để người dân tra cứu thông tin.

Sớm xác định việc chuyển đổi số sẽ giúp người dân được bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ và các ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, từ năm 2022, xã Hải Long đã tích cực huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi số. UBND xã thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số với 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. 11/11 cán bộ, công chức xã được cấp tài khoản và sử dụng phần mềm xử lý công việc. 100% văn bản lãnh đạo, điều hành, xử lý công việc của địa phương đã hoàn toàn trên môi trường điện tử.

Ngoài ra, văn bản điều hành của Đảng ủy, UBND xã và các đoàn thể đến cán bộ các thôn và việc báo cáo của thôn lên xã được phát hành trên trang zalo nội bộ, từ đó tiết kiệm được chi phí in ấn và phát hành. Đến nay, trừ những văn bản mật, toàn bộ văn bản của xã đều được giải quyết trên môi trường mạng, giúp giảm khoảng 96% lượng văn bản giấy so với trước đây, đồng thời thay đổi tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, giải quyết công việc góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Năm 2023, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt 100%. Thủ tục hành chính được niêm yết theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đồng thời công khai trên Trang thông tin điện tử của xã tại địa chỉ: hailong.nhuthanh.thanhhoa.gov.vn.

Nhiều cuộc hội họp của xã cũng được tổ chức trực tuyến nhờ hệ thống hạ tầng và thiết bị kết nối được chú trọng đầu tư. Từ đó, giảm đáng kể chi phí và thời gian tổ chức. Hải Long cũng đã xây dựng 1 phòng họp trực tuyến 40 ghế ngồi kết nối với hệ thống Hội nghị trực tuyến của huyện, tỉnh, Trung ương.

Trong lĩnh vực an ninh trật tự, Hải Long đã lắp đặt đồng bộ hệ thống camera an ninh trên địa bàn. Hệ thống này đã được tích hợp vào hệ thống quản lý tập trung và kết nối sang ứng dụng ThanhHoaS để chia sẻ cho người dân, công an, chính quyền cùng vào cuộc theo dõi, giám sát an ninh trật tự. Qua giám sát, đã phát hiện nhiều hành vi xả rác bừa bãi; tình trạng tham gia giao thông không đội mũ, phóng nhanh; gây gổ đánh nhau của một số thanh thiếu niên... nên đã được cảnh báo, nhắc nhở kịp thời; công tác đảm bảo ANTT tại các thôn, xóm được đảm bảo; ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao hơn.

Đến nay, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của xã có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu đạt từ 70% trở lên. 100% người dân trong độ tuổi trưởng thành đã có hoặc được hỗ trợ điện thoại thông minh. UBND xã đã chủ động, tích cực phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông để hỗ trợ, cài đặt và hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số thiết yếu. Tại 9/9 thôn, UBND xã đã huy động nguồn lực bố trí máy tính, hạ tầng đường truyền internet, wifi miễn phí để tổ công nghệ số cộng đồng, hướng dẫn trực tiếp người dân nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến.

Việc thanh toán không tiền mặt thông qua ứng dụng hoặc thẻ của ngân hàng cũng được xã triển khai, giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức. Qua điện thoại di động, đa phần hộ dân đã thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng có để thanh toán các dịch vụ thiết yếu như tiền điện, nước, mua, bán hàng hóa, tiền học phí, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến và các dịch vụ khác. Hiện đã có 943 hộ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ điện cho điện lực Như Thanh.

Đài truyền thanh của xã cũng được ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông với hệ thống không dây. Nhân viên đài đã biết ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc chuyển đổi bản tin giấy sang giọng đọc... Việc sử dụng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để sản xuất chương trình phát thanh, chuyển đổi nội dung văn bản thành giọng nói đã làm thay đổi căn bản về nội dung, chương trình mang tính chuyên nghiệp, giảm thiểu thời gian, công sức của cán bộ vận hành đài truyền thanh xã...

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]