(Baothanhhoa.vn) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới, có thể xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kèm theo mưa làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bùng phát. Để ứng phó và giảm thiệt hại sản xuất, nhiều địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi triển khai công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

Phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới, có thể xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kèm theo mưa làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bùng phát. Để ứng phó và giảm thiệt hại sản xuất, nhiều địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi triển khai công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

Phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôiNgười dân xã Bãi Trành (Như Xuân) dự trữ thức ăn cho đàn trâu, bò.

Huyện Như Xuân hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 504.824 con. Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hộ chăn nuôi tăng cường cách thức và các biện pháp tăng sức đề kháng, phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Cùng với đó, cử cán bộ xuống các xã, thị trấn hướng dẫn bà con che chắn chuồng trại cho đàn vật nuôi bảo đảm điều kiện vệ sinh và phòng, chống đói rét. Bên cạnh đó, hướng dẫn các hộ chăn nuôi dự trữ thức ăn tinh, thức ăn ủ chua, tận dụng thêm các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như lá mía, lá ngô, thân cây chuối... để chế biến thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông. Không chăn thả, cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm.

Tại xã Bãi Trành, ông Nguyễn Thế Vân, chủ trang trại chăn nuôi trâu bò quy mô lớn cho biết: "Mùa đông cũng là thời điểm vỗ béo cho đàn trâu bò để chuẩn bị xuất bán dịp cuối năm, vì vậy, công tác phòng chống đói, rét luôn được gia đình tôi chú trọng thực hiện. Từ tháng 9, gia đình tôi đã thực hiện gia cố chuồng trại, che chắn bằng vải bạt để không bị gió lùa. Bên cạnh đó, chuyển đổi một phần đất sản xuất nông nghiệp của gia đình mình để trồng cỏ thức ăn chăn nuôi, chủ động thức ăn cho đàn vật nuôi; bổ sung thêm khoáng và chất ăn tinh vitamin trong những ngày rét đậm, rét hại; đốt lửa sưởi ấm cho đàn trâu, bò trong những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C. Cùng với đó, tôi luôn chú trọng áp dụng các biện pháp phòng, chống các bệnh liên quan đến mùa rét như cước chân, theo dõi tình hình đàn trâu, bò nhằm phát hiện đàn vật nuôi ốm để cách ly xử lý.

Đối với gia cầm, người chăn nuôi cần sử dụng phên, bạt để che chắn chống gió lùa, chuẩn bị bóng điện tròn hoặc bóng điện hồng ngoại để sưởi ấm cho vật nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại. Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà, cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường, các loại vitamin tổng hợp, men tiêu hóa để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà. Nền chuồng đảm bảo luôn khô, ráo, người chăn nuôi cần thêm chất độn chuồng bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như rơm, rạ, mùn cưa hoặc trấu khô.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cũng đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ đông xuân 2023-2024. Theo đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần chỉ đạo các phòng chuyên môn thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình thời tiết, xây dựng phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại xảy ra, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan lơ là và bị động trong việc phòng chống đói, rét cho vật nuôi; nhất là đối với khu vực miền núi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói rét. Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân dự trữ thức ăn, gia cố chuồng trại, sử dụng bạt che chắn, thiết bị sưởi, than, củi, trấu... để chống rét cho vật nuôi khi rét đậm, rét hại.

Tuy nhiên, trong quá trình sưởi ấm cần đảm bảo an toàn cháy nổ, tránh gây bỏng, ngạt, bí khí cho vật nuôi. Đồng thời, vận động người chăn nuôi không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do, nuôi nhốt có kiểm soát; áp dụng các biện pháp giữ ấm, nhất là với bê, nghé non. Bên cạnh các giải pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm, các địa phương cần chú trọng tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: Định kỳ phun tiêu độc khử trùng, tiêm vắc-xin phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại... Hàng ngày bà con chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi, có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như tai xanh, cúm gia cầm... phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời. Các địa phương cũng cần thành lập các tổ công tác trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống đói, rét, nhất là các huyện miền núi.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]