(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, các xã đảo của tỉnh đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội thông qua khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và thu hút đầu tư phát triển du lịch... nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các xã đảo

Trong những năm qua, các xã đảo của tỉnh đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội thông qua khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và thu hút đầu tư phát triển du lịch... nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các xã đảo

Một góc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia) hôm nay.

Ngày 14-1-2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 99/QĐ-TTg công nhận xã đảo thuộc tỉnh Thanh Hóa cho 3 xã, gồm: Hải Bình, Nghi Sơn (Tĩnh Gia) và Ngư Lộc (Hậu Lộc). Các xã đảo có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển, bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng biển. Phát triển kinh tế xã đảo làm đầu mối quan trọng để gắn kinh tế đảo với kinh tế biển, ven biển và vùng nội địa. Hình thành và phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của từng đảo, như: Dịch vụ biển đảo, khai thác và nuôi trồng hải sản... Thực hiện mục tiêu này, những năm qua, xã đảo Nghi Sơn đang phát huy tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ. Ông Nghiêm Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn, cho biết: Căn cứ điều kiện kinh tế của địa phương, xã xác định lấy khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản làm mục tiêu phát triển; trong đó, lấy khai thác xa bờ làm trọng tâm. Toàn xã có 154 phương tiện nghề cá, trong đó có 64 tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Tổng thu nhập từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá chiếm 45% doanh thu toàn xã. Hiện xã đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, khai thác hải sản, củng cố tàu thuyền, máy móc, ngư cụ phù hợp. Chú trọng khai thác các mặt hàng hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh các loại hình dịch vụ kinh doanh thương mại với quy mô lớn. Khai thác có hiệu quả diện tích nuôi trồng thủy sản, phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống.

Trên địa bàn xã Nghi Sơn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, như: Đền thờ Bà Trần Quý Phi; di tích Giếng Ngọc; đền thờ Quan Sát Hải Đại Vương; đền thờ tứ vị Thánh Nương; chùa Biện Sơn; pháo đài Tĩnh Hải... Không chỉ có thế mạnh về văn hóa và cảnh quan, xã còn tiếp giáp với Khu Kinh tế Nghi Sơn, nơi có số lượng lớn lao động và chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Đây chính là lợi thế để xã đảo Nghi Sơn phát triển du lịch, thu hút du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Để phát huy tiềm năng thế mạnh, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển xã Nghi Sơn đã thu hút một số dự án đầu tư phát triển du lịch, như: Dự án Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn, do Công ty CP Đầu tư, dịch vụ và du lịch Nghi Sơn làm chủ đầu tư, với diện tích 106 ha, tổng số vốn là 154,52 tỷ đồng, dự án đã đưa vào sử dụng, khai thác một số hạng mục. Dự án khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng Bắc đảo Nghi Sơn với diện tích 3,1 ha, tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng, hiện đã đưa vào khai thác dịch vụ nhà hàng ăn uống, quán cafe sinh thái...

Là những địa phương có một phần diện tích tự nhiên là đảo, xã Hải Bình (Tĩnh Gia) và xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) đã nỗ lực phát triển kinh tế, từng bước hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, như: Khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá... Các địa phương luôn duy trì khoảng 150 - 300 tàu thuyền chuyên khai thác hải sản trên biển, trong đó có nhiều phương tiện có công suất từ 90 CV trở lên, thường xuyên hoạt động ở các ngư trường Vịnh Bắc bộ, các vùng biển miền Trung. Ngoài khai thác hải sản, ngư dân các xã đảo này còn phát triển thu mua hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Bình quân thu nhập lao động nghề cá đạt 8-10 triệu đồng/người/tháng. Phát huy lợi thế vùng triều cũng như vùng cửa sông, cửa biển, nhân dân các xã đảo đã phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn. Bên cạnh đó, các xã còn phát triển các cơ sở cấp đông, chế biến bột cá, hấp sấy hải sản và các cơ sở kinh doanh, chế biến hải sản với các sản phẩm, như: Moi khô, mực khô, cá khô, tôm khô, nước mắm... Ngoài ra, các địa phương còn tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Khuyến khích nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tập trung nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Hiện các ngành của tỉnh, các địa phương có xã đảo đang thu hút nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trọng điểm vùng biển, hải đảo, công trình phòng tránh thiên tai, đê kè biển. Mặt khác, tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi liên quan khác do Chính phủ ban hành đối với xã đảo. Khuyến khích ngư dân tích cực đầu tư đóng mới tàu thuyền, mua sắm phương tiện để khai thác hải sản xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài Và Ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]