(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh ta đã được các cấp chính quyền quan tâm triển khai thực hiện. Tại nhiều địa phương, nông dân sau khi học nghề đã áp dụng kiến thức để phát triển kinh tế hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không ít nơi, công tác này vẫn còn mang tính hình thức, việc đào tạo còn đại trà và chưa gắn với nhu cầu của người lao động khiến chất lượng, hiệu quả sau đào tạo không cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cần bám sát nhu cầu thực tiễn

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh ta đã được các cấp chính quyền quan tâm triển khai thực hiện. Tại nhiều địa phương, nông dân sau khi học nghề đã áp dụng kiến thức để phát triển kinh tế hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không ít nơi, công tác này vẫn còn mang tính hình thức, việc đào tạo còn đại trà và chưa gắn với nhu cầu của người lao động khiến chất lượng, hiệu quả sau đào tạo không cao.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cần bám sát nhu cầu thực tiễn

Lớp dạy cắt may tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn của Chính phủ. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện, việc áp dụng chủ trương này tại một số địa phương chưa đúng dẫn đến chất lượng, hiệu quả chưa cao. Thực tế cho thấy, không ít lao động sau khi được học nghề lại không thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Đã tham gia lớp học nghề chóc quại bèo tây do xã tổ chức, tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Minh ở xã Thạch Cẩm (Thạch Thành) vẫn chưa từng tham gia làm nghề vì trên địa bàn xã không có cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này. Bà Minh cho biết: Tôi tham gia lớp học vì được học miễn phí nhưng mong muốn của tôi là được học một lớp dạy về kỹ thuật trồng nấm vì hiện tại gia đình đang có một trang trại chăn nuôi tổng hợp. Ngoài chăn nuôi bò và đào ao nuôi các loại cá, bà dự kiến mở rộng trang trại để trồng thêm cây nấm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Bình quân, mỗi năm, trang trại này mang về thu nhập cho gia đình bà khoảng 70 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phần lớn những lao động ở nông thôn, trong quá trình học các nghề, như: Chăn nuôi, trồng trọt, đều được phổ biến những kiến thức phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Tuy nhiên, do không có đất và nguồn vốn để phát triển mô hình, nên những kiến thức học được không thể áp dụng vào thực tế. Chị Nguyễn Thị Lanh ở xã Tế Thắng (Nông Cống) tham gia lớp đào tạo nghề về trồng trọt. Tại khóa học, chị được các giảng viên dạy về kỹ thuật trồng rau theo mô hình trang trại, theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, gia đình chị không có đất, vốn cũng không, nên không thể đầu tư phát triển. Sau khi học về, những kiến thức học được chị cũng không thể áp dụng vào thực tiễn.

Theo chủ trương của Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2020, không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập sau học nghề. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các địa phương phải chủ động, sáng tạo trong kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Kế hoạch đào tạo nghề phải sát với yêu cầu thực tiễn, nhất là khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của người lao động và phải có chính sách hỗ trợ vay vốn sau học nghề, qua đó giúp người lao động áp dụng hiệu quả những kiến thức đã học để phát triển kinh tế. Với các nghề phi nông nghiệp, người lao động sau khi đào tạo cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do trình độ đào tạo chỉ ngắn hạn dưới 3 tháng.

Ðể công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng lao động, chính quyền các cấp, các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức dạy nghề phù hợp với quá trình phát triển sản xuất của địa phương; cũng như nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Bài và ảnh: Minh Hà


Bài Và Ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]