(Baothanhhoa.vn) - Đối mặt với câu hỏi phỏng vấn “Thành công/thất bại lớn nhất của bạn là gì?” hay “Hãy chia sẻ về một thành công/thất bại lớn nhất mà bạn từng trải qua”, đa số bạn trẻ thường trả lời chung chung thay vì chia sẻ về một trải nghiệm cụ thể. Và đương nhiên, cách làm này không những chẳng mang lại hiệu quả mà còn khiến bạn mất điểm đáng kể trong mắt nhà tuyển dụng.

Tip xử lý câu hỏi phỏng vấn “Thành công/thất bại lớn nhất của bạn là gì?”

Đối mặt với câu hỏi phỏng vấn “Thành công/thất bại lớn nhất của bạn là gì?” hay “Hãy chia sẻ về một thành công/thất bại lớn nhất mà bạn từng trải qua”, đa số bạn trẻ thường trả lời chung chung thay vì chia sẻ về một trải nghiệm cụ thể. Và đương nhiên, cách làm này không những chẳng mang lại hiệu quả mà còn khiến bạn mất điểm đáng kể trong mắt nhà tuyển dụng.

Tip xử lý câu hỏi phỏng vấn “Thành công/thất bại lớn nhất của bạn là gì?”

Đứng trước câu hỏi này, bạn cần ý thức được rằng các nhà tuyển dụng việc làm ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội... đang quan tâm đến việc bạn đã làm những gì, bạn đạt được kết quả như thế nào và bạn rút ra được bài học/nhận thức mới mẻ nào sau những thành công hay thất bại đó.

Vì lẽ đó, khi chia sẻ về một thành công/thất bại lớn nhất mà bản thân từng trải qua, hãy tuân thủ quy tắc sau đây:

+ Situation: Tình huống bạn gặp phải.

+ Effort: Những nỗ lực cụ thể của bạn trong quá trình thực hiện dự án.

+ Result: Kết quả bạn đã mang lại.

+ Lesson: Bài học bạn đã rút ra.

Để hiểu rõ hơn về quy tắc này, hãy tham khảo ví dụ minh họa sau đây:

1. Situation: Hãy bắt đầu bằng việc chia sẻ về thời điểm, tình huốngmà bạn gặp phải và nhiệm vụ mà bạn đảm nhận trong dự án.

Cách đây 2 năm, khi em vừa chân ướt chân ráo đảm nhận vị trí PR – truyền thông tại Bệnh viện A, em đã được giao nhiệm vụ lập kế hoạch khai trương Bệnh viện với quy mô lên đến 500 khách mời. Lúc đó em chỉ có đúng 12 ngày để chuẩn bị tất cả mọi thứ, từ lên kế hoạch cho đến triển khai kế hoạch - một nhiệm vụ dường như bất khả thi với kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân em ở thời điểm đó.

Tip xử lý câu hỏi phỏng vấn “Thành công/thất bại lớn nhất của bạn là gì?”

2. Effort: Chỉ rõ bạn đã phải đối diện với những khó khăn gì và bạn đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó.

Ngoài áp lực thời gian, việc phối hợp giữa các bộ phận cũng gặp rất nhiều khó khăn vì mọi người đều là nhân sự mới, chưa từng hợp tác với nhau trong bất cứ dự án nào. Bên cạnh đó, vì bệnh viện vừa thành lập, các quy trình làm việc chưa có quy định rõ ràng nên việc hợp tác cùng nhau để xử lý hiệu quả các công việc cũng không dễ dàng. Tăng ca liên tục khiến mọi người có phần mệt mỏi và bất mãn. Trong khi đó, kế hoạch được yêu cầu điều chỉnh quá nhiều, ngân sách cho sự kiện liên tục bị cắt giảm khiến thời gian chuẩn bị càng rút ngắn và thêm phần bị động.

Nhưng em hiểu rằng dù có bao nhiêu khó khăn thì thời gian tổ chức sự kiện không thể thay đổi. Bản thân em chỉ có thể học cách thích nghi và dự phòng sẵn phương án cho những yêu cầu đột ngột từ sếp. Bên cạnh đó, sự đồng hành cùng các cộng sự là điều em luôn ưu tiên hàng đầu. Mọi người tăng ca đến 10 giờ tối thì em cũng sẽ như vậy hoặc lâu hơn. Trong quá trình làm việc cũng cố gắng trò chuyện, tạo không khí vui vẻ để mọi người tăng ca đỡ căng thẳng.

Tip xử lý câu hỏi phỏng vấn “Thành công/thất bại lớn nhất của bạn là gì?”

3. Result: Hãy đưa ra những con số cụ thể để dẫn chứng cho thành công/thất bại của bạn khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này.

Hôm sự kiện diễn ra, hội trường được lấp đầy với hơn 500 khách mời tham dự. Tuy số lượng khách mời vượt quá dự kiến ban đầu nhưng nhờ dự phòng trước tình huống này nên em đã chuẩn bị đủ ghế cho khách mời, mọi người cũng được phổ biến và diễn tập trước nên việc sắp xếp chỗ ngồi diễn ra khá nhanh chóng, không để ai phàn nàn hay bất mãn vì không được đón tiếp chu đáo. Tuy còn một số sai sót nhỏ nhưng sau sự kiện, 95% khách mời đánh giá hài lòng về khâu tổ chức. Với em đó chính là một thành công rất lớn khi bản thân chưa đủ kinh nghiệm và trải nghiệm để tổ chức những sự kiện quy mô lớn như vậy nhưng vẫn hoàn thành nó trên mức kỳ vọng.

4. Lesson: Đừng quên kết lại trải nghiệm của bản thân bằng những bài học hay những nhận thức mới mẻ mà bạn rút ra được sau thành công/thất bại đó.

Sau sự kiện đó, em nhận ra bản thân thực sự say mê và muốn đi đường dài cùng công việc này. Sau những lần nghi ngờ về bản thân, em đã nhận ra tiềm lực của bản thân sẽ không có giới hạn nếu mình không ngừng cố gắng, không ngừng tìm giải pháp cho những khó khăn thay vì đổ lỗi và bỏ cuộc. Suy nghĩ này đã đi cùng em trong suốt những năm sau đó và giúp em đối diện với mọi vấn đề một cách nhẹ nhàng hơn, làm việc cũng vui vẻ và hiệu quả hơn.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn theo quy tắc nêu trên, bạn không chỉ thể hiện được tính cách, tố chất, năng lực của bản thân trước nhà tuyển dụng mà còn cho thấy bạn là một người sâu sắc, trưởng thành và từng trải. Nhờ vậy tỷ lệ đậu phỏng vấn sẽ cao hơn và thiện cảm của nhà tuyển dụng đối với bạn cũng tốt hơn rất nhiều.

LN


LN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]