(Baothanhhoa.vn) - Việc tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển; khi tham gia vào chuỗi liên kết, người dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp,... Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ để phát triển bền vững.

Khó khăn trong liên kết chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp

Việc tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển; khi tham gia vào chuỗi liên kết, người dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp,... Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ để phát triển bền vững.

Khó khăn trong liên kết chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp

Trang trại chăn nuôi gia cầm liên kết chăn nuôi theo hình thức gia công với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tại xã Yên Phú (Yên Định).

Trong điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao,... thì việc tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm là một trong những giải pháp mà ngành nông nghiệp, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang hướng tới để phát triển chăn nuôi bền vững. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, như: Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam liên kết chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc; Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công; Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Happy Farm Việt Nam liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gà thả vườn;... Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người chăn nuôi và doanh nghiệp có thể chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau; tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện liên kết sản xuất trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, theo bà Lê Thị Huế, xã Yên Phú (Yên Định) đã có nhiều năm liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, cho biết: Tuy được công ty cung ứng giống, thức ăn, tư vấn chăm sóc con nuôi và cam kết thu mua sản phẩm đạt chất lượng,... nhưng đối với người chăn nuôi chưa có kinh nghiệm thì khó có thể đạt được yêu cầu về chất lượng, số lượng sản phẩm đã ký kết trong hợp đồng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, để đáp ứng được chất lượng sản phẩm, bên cạnh việc chăm sóc con nuôi theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y thì người chăn nuôi còn phải có vốn đầu tư lớn để chủ động đầu tư các loại máy móc như máy phát điện dự phòng, nâng cấp đường dây điện, xây dựng chuồng trại bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật,... Đi đôi với đó, việc liên kết chuỗi trong chăn nuôi còn gặp khó khăn do chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán; việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, nhất là ở khu vực miền núi tập quán chăn nuôi còn lạc hậu,...

Là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau an toàn lớn, huyện Hoằng Hóa đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh rau màu với tổng diện tích hơn 3.628 ha. Tuy nhiên, hầu hết diện tích này được tiêu thụ qua các thương lái, chợ, nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó, trong chuỗi sản xuất, vai trò của các HTX rất quan trọng, nhưng hiện nay các HTX đứng ra thu mua nông sản còn hạn chế khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi duy trì mối liên kết với người dân. Bên cạnh việc doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến lợi ích thỏa đáng của người sản xuất thì người dân cũng không ít lần bội tín với doanh nghiệp, đôi khi cố tình vi phạm điều khoản trong hợp đồng để bán sản phẩm ra bên ngoài với giá cao.

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 1.012 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, 23 chuỗi trong lĩnh vực thủy sản, 79 dự án chăn nuôi phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị,... Để các chuỗi liên kết sản xuất không bị đứt gãy, phát huy được hiệu quả rất cần sự chủ động, tích cực của cả người dân và doanh nghiệp. Các địa phương cần tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng liên kết; phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật; cách thức tổ chức sản xuất cho người dân; thường xuyên đánh giá, dự báo thị trường cung cầu hàng hóa nông sản để điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, giữa doanh nghiệp, HTX và người dân cần phải bảo đảm lợi ích hài hòa, tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng; cùng nhau chia sẻ những rủi ro, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương chú trọng thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực cho các HTX về kỹ năng quản trị, xây dựng phương án sản xuất, kết nối thị trường để làm trung gian liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp...

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]