(Baothanhhoa.vn) - Rất nhiều vấn đề đã được chỉ ra tại hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố về tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày 4/4.

Khắc phục ngay, không thể chần chừ được nữa

Rất nhiều vấn đề đã được chỉ ra tại hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố về tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày 4/4.

Khắc phục ngay, không thể chần chừ được nữa

Sau đó chỉ 1 ngày, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp thứ 30 đánh giá tình hình quý I, đề ra nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024. Một kỳ họp có tính định kỳ, nhưng là dịp để đánh giá, nhìn nhận lại những vướng mắc nhằm cởi bỏ áp lực, “nút thắt” cho phát triển.

Quý I/2024, dù Thanh Hóa lọt vào tốp 3 tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất cả nước, nhưng như Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ ra là vẫn còn những hạn chế, có mặt yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, đáng chú ý là tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư vào nông nghiệp chậm; chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp mới, một số sản phẩm công nghiệp lớn sản lượng giảm so với cùng kỳ. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm chưa đảm bảo theo yêu cầu. Tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm.

Một điểm nhấn trong đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là đầu tư công. Trong quý I dù Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn cao hơn 4,13% so với tỷ lệ giải ngân của cả nước, nhưng nhìn nhận từ thực tế vẫn còn những vấn đề cần phải sớm tháo gỡ. Đó là vẫn còn 29 chủ đầu tư giải ngân dưới mức trung bình của tỉnh; 5 đơn vị có tỷ lệ giải ngân “0 đồng”; 3 huyện có tỷ lệ diện tích giải phóng mặt bằng 0%; 41 dự án gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực quản lý dự án của nhiều ban quản lý, chủ đầu tư hạn chế. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của nhiều địa phương có thời điểm còn lúng túng, thiếu quyết liệt, chưa nắm chắc tình hình...

Nhìn rộng ra, những hạn chế trong đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh trong quý I, theo kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 30, thì trong số những hạn chế, yếu kém, có hạn chế, yếu kém mới phát sinh, nhưng nhiều hạn chế đã tồn tại kéo dài trong nhiều năm.

Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu một số sở, ngành, địa phương và một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa chủ động, thiếu sáng tạo, thiếu quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ; một số cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở suy thoái về tư tưởng chính trị, vi phạm trách nhiệm nêu gương...; tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong tham mưu, giải quyết công việc, dẫn đến một số nhiệm vụ, công việc chậm tiến độ, kéo dài.

Liên quan đến đạo đức, trách nhiệm công vụ, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, bàn thảo tại nhiều hội nghị. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tập thể, cá nhân thờ ơ, thiếu trách nhiệm, chưa xem đây là nhiệm vụ cấp bách, yêu cầu nghiêm túc.

Trước mắt chúng ta là thời gian để tăng tốc mạnh mẽ, có “về đích” được các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 hay không phụ thuộc vào thái độ, trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương, cơ quan. Những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra cần phải được nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục khẩn trương, không thể chần chừ được nữa.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]