(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Cẩm Thủy nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh

Một ca sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Ninh ở xã Cẩm Bình.

Nói về cơ chế thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, ông Trương Sinh Quyền, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Ninh (xã Cẩm Bình), cho biết: Tháng 10-2018, khi huyện chấp thuận cho công ty xây dựng nhà máy may xuất khẩu công ty được huyện tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục hành chính, công tác tuyển lao động, đào tạo nghề. Đến nay, nhà máy đang trong giai đoạn hoàn thiện, bước đầu tạo việc làm cho gần 500 lao động. Theo kế hoạch đến cuối năm 2019, công ty sẽ hoàn thiện thêm 2 phân xưởng may, tạo việc làm cho 1.500 đến 1.800 lao động tại địa phương.

Cũng như Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Ninh, sau khi đi tìm hiểu về môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, được tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, tháng 9-2018, Công ty TNHH Thuận Hòa quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương. Đến nay, dự án đã hoàn thiện và đi vào hoạt động được 4 tháng, thu hút khoảng gần 50.000 du khách đến ăn uống, giải trí.

Để thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, huyện Cẩm Thủy đã làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện; quy hoạch định hướng vùng phát triển hàng hóa, đồng thời, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Cùng với đó, huyện tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương. Hiện, Cụm công nghiệp Cẩm Tú có diện tích hơn 20 ha và Cụm công nghiệp Cẩm Châu, hơn 23 ha hiện đã được tỉnh phê duyệt đang thu hút các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2016 - 2018, huyện Cẩm Thủy đã huy động được 3.623,9 tỷ đồng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án lớn được thu hút và triển khai đầu tư, như: Dự án xây dựng Nhà máy Dệt sợi An Phước ở xã Cẩm Tú, với tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng; 2 dự án nhà máy may xuất khẩu ở các xã Cẩm Bình, Cẩm Ngọc, vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng... Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào địa bàn huyện đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 3.000 lao động nông thôn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 253 doanh nghiệp, 19 HTX dịch vụ nông nghiệp, gần 1.800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 6.000 lao động nông thôn.

Thời gian tới, huyện Cẩm Thủy tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo nâng cao nguồn nhân lực; phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]