(Baothanhhoa.vn) - Ngày Sức khoẻ Thế giới hay là Ngày Y tế Thế giới, viết tắt WHD (World Health Day) được tổ chức vào ngày 7-4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là ngày để WHO tuyên truyền và liên kết cộng đồng với các thông điệp về sức khỏe.

Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Thế giới 2023: “Sức khoẻ cho mọi người”

Ngày Sức khoẻ Thế giới hay là Ngày Y tế Thế giới, viết tắt WHD (World Health Day) được tổ chức vào ngày 7-4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là ngày để WHO tuyên truyền và liên kết cộng đồng với các thông điệp về sức khỏe.

Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Thế giới 2023: “Sức khoẻ cho mọi người”

Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định lấy ngày 7-4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Từ đó, Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời để kỷ niệm việc thành lập WHO và được tổ chức để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu, một chủ đề vô cùng quan trọng. Vào ngày này, WHO tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định.

Mục tiêu của ngày sức khỏe thế giới là trong đó mọi người đều đạt được trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần tốt nhất có thể, đặc biệt việc tăng cường sức khoẻ, sự an toàn của con người và đặc biệt quan tâm đến những người dễ bị tổn thương. WHO hoạt động với cam kết về quyền con người, tính phổ cập và công bằng, dựa trên các nguyên tắc được thông qua trong Hiến pháp của mình.

WHO có các chức năng như: đóng vai trò lãnh đạo về các vấn đề quan trọng đối với sức khoẻ và tham gia hợp tác khi cần có hành động chung; xây dựng các chương trình nghiên cứu và khuyến khích sự kiến tạo, truyền tải và phổ biến những kiến thức có giá trị; thiết lập các quy chuẩn và tiêu chuẩn cũng như thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện; đề xuất các lựa chọn chính sách dựa trên bằng chứng và đạo đức; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để khuyến khích sự thay đổi; xây dựng năng lực thể chế bền vững; và theo dõi tình hình y tế và đánh giá các xu hướng y tế.

Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Thế giới 2023: “Sức khoẻ cho mọi người”

WHO hoạt động ở 3 cấp trong Tổ chức (toàn cầu, khu vực và quốc gia), hơn 7.000 nhân viên của WHO trên toàn thế giới cộng tác với chính phủ của 194 quốc gia thành viên và các đối tác khác để đạt được tầm nhìn của WHO về mức độ sức khoẻ cao nhất có thể cho tất cả mọi người.

Năm 2019, WHO đã công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Trong đó, lần đầu tiên không tiêm vắcxin được WHO đưa vào nhóm 10 mối đe dọa đến sức khỏe con người bởi khiến các bệnh truyền nhiễm trỗi dậy. WHO nhận định do dự tiêm phòng là vấn đề phức tạp cần giải quyết bởi mỗi cá nhân lại có lý do riêng để từ chối vắc xin. Theo Live Science, vắc-xin giúp nhân loại phòng tránh 2-3 triệu cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, do dự tiêm phòng, được định nghĩa là chậm trễ hoặc từ chối tiêm vắc-xin đang đe dọa mọi nỗ lực con người đạt được trong công cuộc chống lại bệnh truyền nhiễm. Ví dụ điển hình nhất là bệnh sởi. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh sởi trên thế giới tăng 30% cho dù đây là bệnh phòng được bằng vắc-xin. Thực tế, các quốc gia gần như đã xóa sổ bệnh sởi, nhưng giờ đây lại chứng kiến căn bệnh này trỗi dậy. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do không tiêm vắc-xin.

Năm 2022, WHO tiếp tục công bố danh sách mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, gồm các loại nhiễm nấm, đặc biệt là nấm kháng thuốc điều trị ngày càng tăng. Các bệnh do nấm khiến hơn 1,6 triệu người tử vong mỗi năm và gây bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người khác. Các loại nấm đứng đầu gồm Candida albicans, Aspergillus fumigatus, Cryptococcus neoformans gây viêm màng não và Candida auris đa kháng thuốc...

Việt Nam trở thành Quốc gia Thành viên của WHO từ ngày 17-5-1950. WHO là một trong những cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trực tiếp ngành y tế Việt Nam ngay từ khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. WHO thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1977 và chi nhánh văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. Hơn 50 nhân viên của WHO tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân và Chính phủ Việt Nam cải thiện sức khoẻ. Sứ mệnh của WHO tại Việt Nam là hỗ trợ Chính phủ đạt được độ bao phủ về chăm sóc sức khỏe toàn dân để tất cả mọi người có thể tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao.

Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Thế giới 2023: “Sức khoẻ cho mọi người”

Năm nay, Ngày Sức khỏe Thế giới 2023 có chủ đề “Sức khỏe cho mọi người”. Trong 75 năm qua, thế giới đã chứng kiến những tiến bộ phi thường về y tế, như thanh toán bệnh đậu mùa, gần như loại bỏ hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai, cứu sống hàng triệu trẻ em nhờ các chương trình tiêm chủng...Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và các tình trạng khẩn cấp về y tế khác, cùng những cuộc khủng hoảng nhân đạo và khí hậu chồng chéo, bất ổn kinh tế, xung đột, đã đẩy lùi hành trình hướng tới mục tiêu sức khỏe cho mọi người của tất cả các quốc gia.

Vì vậy, kỷ niệm 75 năm thành lập WHO là cơ hội để nhìn lại những thành công về sức khỏe cộng đồng đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong hơn 7 thập kỷ qua. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy hành động nhằm giải quyết các thách thức về sức khỏe của hôm nay và mai sau.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]