(Baothanhhoa.vn) - Đứng chân tại địa phương có đặc thù đồng đất chua mặn, HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (Quảng Xương) đã phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương thành hàng hóa. Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, 2 sản phẩm là mắm cáy và chiếu cói của HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh 4 và 3 sao, từ đó thị trường ngày càng rộng mở.

HTX nỗ lực gắn sao OCOP cho sản phẩm đặc trưng ở Quảng Phúc

Đứng chân tại địa phương có đặc thù đồng đất chua mặn, HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (Quảng Xương) đã phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương thành hàng hóa. Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, 2 sản phẩm là mắm cáy và chiếu cói của HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh 4 và 3 sao, từ đó thị trường ngày càng rộng mở.

HTX nỗ lực gắn sao OCOP cho sản phẩm đặc trưng ở Quảng PhúcDệt chiếu cói bằng máy móc hiện đại ở HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (Quảng Xương).

Quảng Phúc là xã thuần nông thuộc vùng chiêm trũng của huyện Quảng Xương, trong đó có gần 400 ha đất trồng cói, được phân bố ở hạ lưu sông Hoàng và sông Yên có thủy triều lên xuống hàng ngày. Nơi đây có nghề truyền thống trồng cói, dệt chiếu và đánh bắt cáy. Được đánh giá là HTX năng động của tỉnh, HTX đã hợp tác với người dân, đồng thời phát triển hoạt động thu mua cói, mua sắm các máy dệt chiếu, muối mắm cáy theo công thức cổ truyền. Việc sản xuất của người dân đang còn nhỏ lẻ, manh mún nên HTX đã kết nối người dân vào tổ chức sản xuất chiếu cói, sản xuất mắm cáy và chế biến các sản phẩm từ cáy với quy mô lớn, tập trung hơn.

Những vùng trồng cói của địa phương còn được kết hợp khoanh nuôi cáy và rươi. Mỗi năm, người dân trong xã thu hoạch gần 8.000 tấn cói nguyên liệu và hơn 700 tấn cáy - chính là nguồn nguyên liệu phong phú cho HTX phát triển sản xuất, kinh doanh quanh năm.

Hiện nay trên địa bàn xã Quảng Phúc có 5/6 thôn vẫn giữ nghề dệt chiếu như là nghề nghiệp chính, gồm: Ngọc Bình, Văn Giáo, Ngọc Đới, Ngọc Nhị và Liên Sơn. Chiếu cói Quảng Phúc có độ bền và dẻo dai cao do cói trồng nước mặn nhẹ, cây cói không bị đứt đoạn hay còn gọi là hiện tượng nổ. Toàn xã có hơn 200 máy dệt chiếu, trong đó các xã viên của HTX có khoảng 200 máy, mỗi ngày cung cấp ra thị trường 80.000 lá chiếu các loại. Sản lượng cói chẻ khô hàng năm toàn xã đạt 4.800 tấn, bán ra thị trường 2.000 tấn trị giá khoảng 24 tỷ đồng, số còn lại dùng để làm chiếu cói mỗi năm cho ra thị trường 4.800.000 lá chiếu, trị giá gần 100 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Bằng, giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc, cho biết: “Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững được đặt lên hàng đầu. Việc áp dụng những biện pháp thực hành nông nghiệp trong nuôi trồng, rồi khâu bảo quản sản phẩm phục vụ chế biến đóng vai trò dẫn dắt, kết nối người sản xuất với thị trường. Đó chính là định hướng và những việc làm mà HTX chúng tôi đang thực hiện. Trên thực tế, người tiêu dùng ngày càng thông minh và cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm, cũng như hàng tiêu dùng nên mắm cáy và chiếu cói ở đây đã đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của người tiêu dùng”.

Sau 3 năm hoạt động, HTX đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại vào dệt chiếu thay lao động thủ công; áp dụng quy trình sản xuất và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay không chỉ đẹp về hình thức, đảm bảo về chất lượng, mang tính tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Chính quyền địa phương đã luôn sát sao và chỉ đạo quyết liệt để HTX nâng cao quy trình sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong nuôi trồng cói và cáy; thực hiện quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu sạch, phân bón hữu cơ được thay thế hoàn toàn cho phân hóa học trong vùng trồng cói để không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cáy.

Hiện nay, các sản phẩm OCOP của HTX đã được phân phối theo các kênh thương mại chính thống, có mặt trên thị trường cả nước. Đó cũng chính là cơ sở để đơn vị tiếp tục đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là sản suất xanh trong nuôi trồng, khai thác các sản phẩm từ đồng đất chua mặn quê nhà.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]