(Baothanhhoa.vn) - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa vừa tổ chức hội thảo về việc tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu.

Hội thảo về việc tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa vừa tổ chức hội thảo về việc tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu.

Hội thảo về việc tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu

Hội thảo tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa; lãnh đạo huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung và đại diện dòng họ Lê xã Thiệu Trung.

Lê Văn Hưu người làng Thần Hậu, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc làng Dị (làng Kẻ Rỵ), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh năm Canh Dần (1230), thân phụ là Lê Văn Minh, cháu 6 đời Trấn Quốc Bộc xạ Lê Lương. Thân mẫu là con gái cụ Đỗ Tất Bình, một người từng theo Nho học, tinh tường thuật phong thủy (địa lý) ở thôn Phúc Chữ (nay là làng Phủ Lý Trung). Ông là nhân tài lỗi lạc của kỷ nguyên độc lập và hưng thịnh Lý - Trần, là danh nhân văn hóa dân tộc, là tiến sĩ khai khoa của tỉnh Thanh Hóa, đỗ Bảng nhãn khi mới 17 tuổi. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu Tam khôi. Ông chính là tác giả bộ Đại Việt sử ký - Bộ Quốc Sử đầu tiên của nước Nam ta.

Lê Văn Hưu mất ngày 23-3 năm Nhâm Tuất (tức 9-4-1322), thọ 92 tuổi, an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm, thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa.

Hội thảo về việc tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu

Khu lăng mộ nhà sử học Lê Văn Hưu.

Theo kế hoạch lễ dâng hương, kỷ niệm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu dự kiến diễn ra vào sáng 22-3-2022.

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự ngưỡng mộ, tri ân của thế hệ hôm nay đối với Nhà sử học Lê Văn Hưu, danh nhân lỗi lạc của dân tộc; đồng thời qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, quảng bá di tích, truyền thống văn hóa, các sản phẩm trên địa bàn huyện. Huyện cũng cần khai thác thế mạnh của làng nghề đúc đồng Trà Đông, tạo ra các sản phẩm gắn với truyền thống lịch sử, nhân vật lịch sử của địa phương.

Các đại biểu thống nhất đề xuất UBND tỉnh đồng ý chủ trương tổ chức lễ hội quy mô cấp tỉnh để tôn vinh công lao, sự đóng góp của Nhà sử học Lê Văn Hưu đối với nước nhà.

Thanh Mai


Thanh Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]