(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa mở rộng thị trường, khai thác các ưu đãi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống

Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa mở rộng thị trường, khai thác các ưu đãi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thốngSản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH SOTO, xã Tiên Trang (Quảng Xương).

3 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã và đang tận dụng cơ hội, tiếp cận, tham gia vào nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn trên thế giới như: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... giúp mở ra cánh cửa vào các thị trường rộng lớn chưa từng có cho hàng hóa trong tỉnh. Tuy nhiên cũng đặt các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu trước những thách thức mới.

Việt Nam hiện đang được đánh giá là thành viên có trình độ phát triển thấp hơn so với đa số các nước thành viên khác khi thực hiện các FTA, vì vậy, các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng chịu sức ép mở cửa thị trường trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về các hàng rào kỹ thuật thương mại, như: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, yêu cầu về an toàn, chất lượng, yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng hay các thủ tục đăng ký nhập khẩu, rồi các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn... nhất là đối với lĩnh vực dệt may và nông sản, thủy sản. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải chịu nhiều sức ép khi muốn giữ vững và mở rộng thị trường.

Công ty TNHH SOTO, xã Tiên Trang (Quảng Xương) chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng may mặc xuất khẩu sang các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 60%. Hiện nay, thị trường Hoa Kỳ đang chịu ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị thế giới, trong khi đó, các hiệp định FTA được thực thi khiến cho doanh nghiệp chịu sức ép cạnh tranh gay gắt. Để giữ vững thị trường truyền thống, công ty luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về mẫu mã cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đơn hàng. Bên cạnh đó, công ty không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm kiếm chất liệu mới với giá thành hợp lý để đưa sản phẩm đạt chất lượng cao với giá thành rẻ đến khách hàng. Ngoài ra, công ty luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với đối tác, cùng đối tác chia sẻ khó khăn. Năm 2023 này, công ty xây dựng mục tiêu sản xuất hơn 1,4 triệu sản phẩm, 5 tháng đầu năm đã thực hiện được 60% mục tiêu cả năm. Dự kiến đến cuối năm, lượng hàng sản xuất của công ty sẽ đạt mức từ 1,6 đến 1,7 triệu sản phẩm.

Công ty Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm, xã Định Liên (Yên Định) là đơn vị chuyên xuất khẩu ớt sang Trung Quốc. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như các nước khác, cộng thêm yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng nông sản, trong đó quy định bắt buộc là phải có mã số vùng trồng. Điều này khiến công ty phải xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược sản xuất, kinh doanh dài hơi. Để giữ vững được thị trường xuất khẩu truyền thống, công ty đã và đang phối hợp với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng để xây dựng vùng nguyên liệu ớt xuất khẩu.

Theo số liệu từ Sở Công Thương, toàn tỉnh hiện có 61 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường theo Hiệp định CPTPP, 52 doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường của Hiệp định EVFTA, 5 doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định UKVFTA. Đây đều là thị trường xuất khẩu truyền thống cũng như chiến lược của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh nói riêng. Trong bối cảnh như hiện nay, việc giữ vững những thị trường này mang yếu tố “sống còn” đối với xuất khẩu của tỉnh. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giữ vững được thị trường truyền thống, Sở Công Thương đã và đang tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, hỗ trợ các dự án sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoàn thành đúng tiến độ, tạo điều kiện cho các dự án mới hoàn thành các thủ tục hành chính như thuê đất, cấp phép xây dựng, hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường... Cùng với đó, Sở Công Thương cùng chính quyền các địa phương cũng tăng cường hướng dẫn, đồng hành cùng các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do và kết quả hoạt động đối ngoại của tỉnh để khơi thông, mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]