(Baothanhhoa.vn) - Chỉ trong vòng 23 ngày, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lợi Trương Thông Uyên (Đài Loan, Trung Quốc) tới hai lần.

Đồng hành

Chỉ trong vòng 23 ngày, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lợi Trương Thông Uyên (Đài Loan, Trung Quốc) tới hai lần.

Đồng hành

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lợi ngày 22-3.

Tại buổi tiếp ngày 28-2-2022, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị ông Trương Thông Uyên quan tâm đầu tư thêm nhà máy ở một số huyện miền núi của tỉnh. Đây là khu vực có diện tích đất rộng, nguồn nhân lực tại chỗ tương đối dồi dào. Đầu tư nhà máy ở khu vực này sẽ giúp giảm áp lực lao động lên đô thị, giảm áp lực nhà ở xã hội, đẩy nhanh công tác giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Buổi tiếp và làm việc ngày 22-3-2022 là dịp để Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lợi thông tin kết quả mà hai bên thảo luận trước đó, cảm ơn đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã gợi mở, “bắc cầu” cho tập đoàn tìm được địa điểm phù hợp xây dựng nhà máy mới. Đây cũng là dịp để đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lắng nghe những kiến nghị, từ đó chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai dự án nhanh nhất có thể. Qua đó thêm lần nữa khẳng định thiện chí, mong muốn mời gọi nhà đầu tư vào tỉnh.

Kêu gọi đầu tư vào Thanh Hóa, nhất là vào khu vực miền núi là nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, đó là: “Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu vực miền núi, nhất là các dự án sử dụng nhiều lao động”. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này sẽ thúc đẩy nhanh hơn chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025 cũng như Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội “Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Hoa Lợi là tập đoàn sản xuất da giày lớn, sử dụng nhiều lao động. Sau khi được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giới thiệu một số địa điểm, tập đoàn đã khảo sát và quyết định đầu tư thêm 7 nhà máy tại Thanh Hóa, trong đó có 4 nhà máy ở các huyện miền núi là Thường Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước và Cẩm Thủy, hứa hẹn giúp giải quyết việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động ở khu vực này.

Để xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới vào năm 2025, bên cạnh nỗ lực của tỉnh, cần có sự đồng hành của nhiều nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có tiềm lực. Những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn góp phần tăng sức hút đầu tư và thực tế là trong hai năm qua Thanh Hóa đã trở thành một điểm sáng về thu hút FDI của cả nước.

Tuy nhiên, để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, cùng với sự hấp dẫn từ hạ tầng, cơ chế, chính sách, nguồn lao động, thì cần phải có thêm những điểm cộng khác từ sự thân thiện, thịnh tình của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Vì thế, tạo ra hình ảnh đẹp về đất và người Thanh Hóa, hỗ trợ, kiến tạo cơ hội tốt nhất cho nhà đầu tư là nhiệm vụ mà các cấp, ngành, cán bộ, công chức phải có trách nhiệm thực hiện. Những hoạt động kêu gọi đầu tư liên tục của các đồng chí lãnh đạo tỉnh trong thời gian qua đã đem đến một cảm xúc đặc biệt, lan tỏa tinh thần, thôi thúc trách nhiệm, để từng người một thêm nỗ lực, cố gắng hơn nữa, đồng hành cùng Nhà nước, nhà đầu tư vì tương lai phát triển của tỉnh Thanh Hóa.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]