(Baothanhhoa.vn) - Chiến tranh đã qua từ lâu, song hậu quả của chất độc da cam vẫn còn đè nặng lên cuộc sống của nhiều thế hệ người Việt. Trong số đó có nhiều người đã tự mình vượt lên số phận. Bác Hoàng Văn Vinh, thôn Hưng Long, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) là minh chứng điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vượt lên nỗi đau da cam, trở thành điển hình làm kinh tế

Chiến tranh đã qua từ lâu, song hậu quả của chất độc da cam vẫn còn đè nặng lên cuộc sống của nhiều thế hệ người Việt. Trong số đó có nhiều người đã tự mình vượt lên số phận. Bác Hoàng Văn Vinh, thôn Hưng Long, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) là minh chứng điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình nạn nhân da cam Hoàng Văn Vinh.

Vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Hoàng Văn Vinh lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị và Tây Ninh. Khi đất nước hòa bình, trở về địa phương, anh lập gia đình với chị Lê Thị Hằng, người cùng quê và lần lượt 3 người con ra đời trong niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ và họ hàng 2 bên. Niềm vui chưa trọn khi anh Vinh ngày càng có biểu hiện của bệnh thần kinh ngoại biên, rồi giãn thận, rối loạn tuần hoàn não khiến anh hay bị ngất, phải thường xuyên dùng thuốc chữa bệnh...

Nhớ lại quãng thời gian rời quân ngũ trở về địa phương, anh Vinh cho biết: Do bố mẹ tuổi cao, sức yếu nên luôn giục anh lấy vợ để sớm có người chăm sóc, có con cái nối dõi tông đường. Qua giới thiệu mai mối, anh quen và kết duyên với chị ấy – vừa nói, anh vừa chỉ tay về phía chị Hằng. Lúc bấy giờ cuộc sống vô cùng khó khăn, 3 thế hệ sống chung trong căn nhà tranh dột nát, cơm không đủ ăn. Với bản lĩnh người lính được tôi luyện trên chiến trường, đương đầu và vượt qua khó khăn, hằng ngày, anh cùng vợ đi vỡ hoang lấy đất sản xuất. Khi địa phương có điện lưới quốc gia, anh mạnh dạn vay mượn anh em bạn bè, dòng họ mua máy xát, tận dụng nguồn cám nuôi thêm lợn. Ban đầu chỉ là 1 – 2 con, sau tăng dần số đàn, có những thời điểm trong chuồng có trên 70 con lợn thịt.

Trong quá trình chăn nuôi không tránh khỏi rủi ro, có lúc lợn bị dịch bệnh, giá thị trường xuống thấp... cũng không làm anh nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, làm lại từ đầu. Được hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin và ngân hàng chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho vay vốn, anh Vinh tiếp tục duy trì đàn lợn, mở rộng sản xuất.

Khi Ngọc Phụng được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đất đai được dồn điền, đổi thửa để xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Có nguồn vốn tích cóp từ chăn nuôi lợn, gia đình anh đầu tư mua thêm 2 máy cày với số tiền 700 triệu đồng để phục vụ bà con trong thôn khâu làm đất. Hiện tại, gia đình anh có 1,5 ha đất canh tác, trong đó có 4 sào đất lúa, 11 sào đất mía, kết hợp với chăn nuôi, làm máy cày, máy xát, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 150 triệu đồng.

Bằng tình yêu lao động, nỗ lực vượt khó vươn lên, cuộc sống đã không phụ công vợ chồng anh chị. Có thu nhập ổn định, xây được nhà 2 tầng, tiện nghi sinh hoạt khá đầy đủ, các con được học hành chu đáo, anh Vinh dự định thời gian tới giá cả thị trường ổn định sẽ tiếp tục đầu tư tăng đàn lợn, mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, phát triển nghề làm máy cày, máy xát để tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Theo đánh giá của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Thường Xuân: Không chỉ làm kinh tế giỏi, đồng chí Vinh còn là một hội viên gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ở địa phương. Ngoài ra anh Vinh còn tích cực chia sẻ, giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn khác. Anh ấy thật sự xứng đáng là người lính Cụ Hồ, là tấm gương nạn nhân da cam vượt lên chính mình, làm kinh tế giỏi để mọi người học tập và noi theo.


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]