(Baothanhhoa.vn) - Hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là khoảng cách an toàn để bảo vệ công trình lưới điện và công trình dân dụng của người dân. Bảo vệ HLATLĐ là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần cung cấp nguồn điện ổn định, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện sinh hoạt của Nhân dân. Vì vậy, từ nhiều năm nay, Công ty Điện lực Thanh Hóa phối hợp với các địa phương thường xuyên triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn điện, về bảo vệ HLATLĐ đến với đông đảo người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh tuyên truyền, bảo đảm hành lang an toàn lưới điện

Hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là khoảng cách an toàn để bảo vệ công trình lưới điện và công trình dân dụng của người dân. Bảo vệ HLATLĐ là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần cung cấp nguồn điện ổn định, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện sinh hoạt của Nhân dân. Vì vậy, từ nhiều năm nay, Công ty Điện lực Thanh Hóa phối hợp với các địa phương thường xuyên triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn điện, về bảo vệ HLATLĐ đến với đông đảo người dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, bảo đảm hành lang an toàn lưới điện

Công ty Điện lực Thanh Hóa phối hợp tổ chức chương trình tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cho học sinh Trường THPT Quan Hóa (tháng 5-2021).

Công tác tuyên truyền được triển khai đa dạng như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong các buổi họp thôn, tổ dân phố, trong các trường học, cơ quan, xí nghiệp; thông qua mạng xã hội facebook, zalo... Các nội dung tuyên truyền được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, phân theo từng chủ đề đặc thù liên quan đối với từng vùng miền, từng thời điểm và từng đơn vị. Đơn cử như, từ đầu năm đến nay, công ty đã phối hợp tổ chức chương trình tuyên truyền bảo vệ HLATLĐ, an toàn phòng chống cháy nổ - phòng ngừa tai nạn điện trong dân cho cán bộ, giáo viên và học sinh của Trường THPT Thạch Thành I và Trường THPT Quan Hóa. Riêng trong những tháng hè năm 2021, tình trạng thả diều gây mất an toàn HLATLĐ xảy ra nhiều ở một số địa phương, như: Quảng Xương, Thọ Xuân... Các đơn vị tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, lực lượng công an tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ HLATLĐ cao áp, cấm thả diều gần đường dây điện cao thế; đồng thời, lập biên bản và đề nghị chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt đối với những đối tượng cố tình vi phạm.

Điện lực các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 25-5-2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý HLATLĐ cao áp trên địa bàn tỉnh. Tích cực vận động người dân chặt tỉa cây cối, bảo đảm khoảng cách an toàn HLLĐ. Đối với một số địa bàn, các đơn vị thường xuyên kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể, chi tiết từng vị trí cây nằm ngoài hành lang có nguy cơ gây sự cố, từ đó theo dõi, lập kế hoạch, phương án xử lý phù hợp; đồng thời cắm biển cảnh báo kèm theo số điện thoại của đơn vị quản lý vận hành để người dân được biết và chủ động liên hệ với ngành điện khi khai thác cây, bảo đảm an toàn cho con người và lưới điện.

Các đơn vị tăng cường kiểm tra định kỳ đường dây và trạm biến áp, kịp thời phát hiện các nguy cơ do chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện các dự án mở rộng đường giao thông, san lấp mặt bằng, tôn nền đường nơi có các đường dây điện giao chéo đi phía trên; thi công đường, vỉa hè có đường cáp điện ngầm đi phía dưới; nắm được danh sách các công trường xây dựng, các đơn vị vận hành xe cẩu trong khu vực... để tổ chức tuyên truyền, thông báo trực tiếp tới cá nhân, đơn vị thực hiện công việc, đưa ra giải pháp, tránh các nguy cơ vi phạm HLATLĐ.

Theo thông tin từ Phòng An toàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, Công ty Điện lực Thanh Hóa phối hợp với chính quyền địa phương đã xử lý được 20 điểm vi phạm HLATLĐ cao áp, 8 điểm vi phạm khoảng cách pha - đất; vận động nhiều hộ dân chặt tỉa, giải phóng cây trong và ngoài hành lang có nguy cơ gãy đổ gây sự cố lưới điện. Phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm và đề nghị chính quyền ra quyết định xử phạt hành chính do vi phạm HLATLĐ đối với 14 trường hợp với số tiền nộp phạt 19.000.000 đồng.

Hệ thống lưới điện của tỉnh ta trải rộng trên khắp các vùng, miền, từ miền biển, đồng bằng, trung du đến miền núi, công tác quản lý HLATLĐ của ngành điện muốn hiệu quả đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành và đặc biệt là sự chủ động, tự giác từ ý thức của mỗi người dân. Đó là nghiêm túc chấp hành các quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26-2-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21-4-2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP. Ngành điện cần tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ HLATLĐ cao áp, hiểu biết về các quy định và mức xử phạt hành chính khi vi phạm HLATLĐ cao áp. Đơn cử như: Không xây dựng, cải tạo, nhà ở công trình trong HLATLĐ cao áp, vi phạm khoảng cách an toàn của lưới điện; không lắp đặt các vật dụng mà khi đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện cao áp; không trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn với đường dây điện, trạm điện; không thả diều gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện; không sử dụng cột điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác; không đổ đất, phế thải trong HLLĐ làm giảm độ cao pha-đất của đường dây điện... Có như vậy, HLATLĐ mới được bảo đảm, góp phần cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.

Bài và ảnh: Minh Hiền


Bài và ảnh: Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]