(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 đã gây hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực trong tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp để kích thích sản xuất, bù đắp vào những thiếu hụt do dịch bệnh gây ra. Một trong các giải pháp quan trọng được đề cập là cải cách để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn cho sản xuất, kinh doanh cũng như kêu gọi thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh...

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 6 - Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thu hút đầu tư phát triển

Dịch bệnh COVID-19 đã gây hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực trong tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp để kích thích sản xuất, bù đắp vào những thiếu hụt do dịch bệnh gây ra. Một trong các giải pháp quan trọng được đề cập là cải cách để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn cho sản xuất, kinh doanh cũng như kêu gọi thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh...

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 6 - Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thu hút đầu tư phát triển

Thi công Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2. Ảnh: Lê Đồng

Nhiều lĩnh vực chịu tác động

Thanh Hóa là một trong 3 tỉnh đầu tiên trong cả nước có bệnh nhân nhiễm COVID-19 nên không thể tránh được những tác động tiêu cực đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Trong nông nghiệp, nhiều nông sản của tỉnh lâu nay phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như xuất khẩu bột sắn khoảng 21 triệu USD/năm, xuất khẩu dăm gỗ khoảng 60 triệu USD/năm, các loại rau quả khoảng 2 triệu USD mỗi năm... Đơn cử năm 2019 vừa qua, toàn tỉnh xuất khẩu được 207 triệu USD các sản phẩm nông nghiệp thì thị trường Trung Quốc đã chiếm 107 triệu USD. Tuy nhiên, Trung Quốc đang là “tâm dịch” COVID-19 của thế giới nên các cửa khẩu giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với nước bạn tạm thời phải đóng cửa hoặc hạn chế xuất nhập khẩu. 2 tháng đầu năm, nhiều nông sản có hợp đồng xuất khẩu sang nước bạn bị đình trệ, tồn ứ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc trung gian. Nếu trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, giá ớt xuất khẩu đang ở mức 14 đến 15 nghìn đồng/kg thì nay giảm sâu chỉ còn 5 đến 7 nghìn đồng/kg, thậm chí có nơi không thể tiêu thụ được do các doanh nghiệp ngừng thu gom.

Hoạt động du lịch và các dịch vụ có sự ảnh hưởng lớn. Như thường lệ, tháng 1 và 2 hằng năm chính là trọng điểm phát triển các dịch vụ, du lịch, văn hóa và tâm linh của tỉnh, trong tháng 1 năm nay, lượng khách đã giảm 22,3% cùng kỳ, trong tháng 2 gần như giảm hẳn. Công suất sử dụng buồng phòng của các cơ sở lưu trú du lịch chỉ đạt khoảng 25%, các tour du lịch đã đặt với các công ty lữ hành trong tỉnh bị hủy tới 95% trong tháng 2.

Trong sản xuất công nghiệp, nhiều nhà máy may mặc, giầy da thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, nay cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động nhập khẩu tạm thời bị hạn chế. Nhà máy Ô tô Veam (thị xã Bỉm Sơn) cũng có một số linh kiện phụ thuộc nhập khẩu nước ngoài nên trong tháng 2 - 2020, mới sản xuất được 11 xe ô tô tải.

Tuy nhiên, theo các dự báo và phân tích của các sở, ngành có liên quan của tỉnh, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới nhiều khả năng sẽ được kiểm soát cuối quý I hoặc quý II năm nay nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ sớm trở lại ổn định. Vấn đề là, những tháng còn lại của năm, phải triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kích cầu sản xuất, kinh doanh cũng như các dịch vụ để không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chung cả năm 2020 trên từng lĩnh vực.

Chung tay giảm thủ tục hành chính

Trong phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 2 – 2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh triển khai các giải pháp nhằm sớm khôi phục và phát triển mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và kích cầu sản xuất được bàn bạc nhiều nhất. Trong đó, nỗ lực đơn giản các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp chính là “chìa khóa” quan trọng cần thực hiện ngay. Những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3 này, nhiều sở, ban, ngành đã và đang triển khai nhiệm vụ ấy theo đặc thù riêng của ngành mình. Sở Nội vụ đang tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính có quy định giải quyết dưới 15 ngày. Những thủ tục hành chính có thời gian quy định giải quyết hơn 15 ngày, nay cũng được đề xuất giải pháp giảm 70% thời gian giải quyết. Công nghệ thông tin được coi là yếu tố then chốt cho cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục, nên Sở Thông tin và Truyền thông đã làm việc với các sở, ngành liên quan, triển khai các phần mềm giải quyết hồ sơ trực tuyến, liên thông giữa các sở, ban, ngành.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã và đang chủ trì, phối hợp với nhiều sở, ban, ngành trong tỉnh để giải quyết nhanh thủ tục đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư trong nước (DDI). Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến hết tháng 2 – 2020, đã có hàng chục doanh nghiệp được tạo điều kiện giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn. Đơn cử như Công ty Xi măng Long Sơn xin hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư dự án dây chuyền 4 của Nhà máy Xi măng Long Sơn (phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn), đã được giải quyết thủ tục xong trước 3 ngày so với quy định. Những ngày gần đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho các dự án dự kiến sẽ được trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc ký biên bản ghi nhớ đầu tư tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2020.

Việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào tỉnh cũng là một trong những giải pháp để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển các dịch vụ trong tương lai gần. Về nhiệm vụ này, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch đã được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai ngay các cuộc gặp gỡ, xúc tiến, làm việc với các đối tác thương mại quan trọng để tiếp cận, quảng bá và kêu gọi đầu tư. Thông tin từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, để chung tay với tỉnh trong đẩy mạnh thu hút đầu tư, đơn vị đang đẩy mạnh liên hệ mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế và trong nước đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Những giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ và sản xuất, kinh doanh phải được triển khai ngay từ thời điểm này, để tạo sự lan tỏa và hiệu quả. Thực hiện các giải pháp đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tăng cường xúc tiến để thu hút đầu tư được coi là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các ngành, đơn vị liên quan và các cấp trong tỉnh.

Lê Đồng

Bài 7: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]