(Baothanhhoa.vn) - Xác định vai trò quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng nghề phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm gần đây, các cơ sở GDNN không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Xác định vai trò quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng nghề phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm gần đây, các cơ sở GDNN không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệpHọc sinh, sinh viên học nghề điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2017, tỉnh ta đã tổ chức sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố thành Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên và bàn giao về UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý; tiến hành bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về GDNN đối với các trường chuyên nghiệp từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Cùng với đó, chủ động rà soát và đề xuất sáp nhập, giải thể một số cơ sở GDNN trước khi Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai... Sau khi rà soát, sắp xếp, toàn tỉnh hiện có 26 cơ sở GDNN (gồm 17 cơ sở công lập, 9 tư thục; cuối năm 2015, toàn tỉnh có 41 cơ sở GDNN với 31 công lập, 10 tư thục). Theo đánh giá của các ngành chức năng, về cơ bản mạng lưới cơ sở GDNN đã được rà soát, sắp xếp lại phù hợp với thực tiễn, sau khi sắp xếp lại, các cơ sở hoạt động ổn định.

Cùng với việc sắp xếp lại hệ thống các cơ sở GDNN, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cũng được quan tâm đầu tư theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và nội dung chương trình đào tạo. Theo đó, tổng diện tích đất được giao sử dụng của các trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm GDNN là 1.505.923m2. Diện tích phòng học lý thuyết là 72.842m2; phòng/xưởng thực hành là 191.452m2, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP, ngày 14/10/2016 và Nghị định 140/2018/NĐ-CP, ngày 8/10/2018 của Chính phủ. Một số ngành, nghề trọng điểm được đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại, tiên tiến phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình, giáo trình đào tạo thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế; đưa nội dung kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động vào chương trình đào tạo, chú trọng phát triển phẩm chất, giáo dục nhân cách. Một số cơ sở, đặc biệt là các trường cao đẳng, trung cấp đã bước đầu áp dụng công nghệ và học liệu số trong đào tạo, đặc biệt các khối ngành kỹ thuật, ứng dụng các chương trình mô phỏng vào dạy học. Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN đã xây dựng thư viện điện tử trong nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong quá trình tra cứu, nâng cao hiệu quả học tập.

Song song với các hoạt động trên, các cơ sở GDNN không ngừng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, tiến tới đạt chuẩn về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm; chất lượng cán bộ quản lý GDNN cũng từng bước được nâng cao. Hiện nay, toàn tỉnh có 320 cán bộ quản lý, 1.119 nhà giáo GDNN và khoảng gần 1.000 nghệ nhân và công nhân lành nghề cùng thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, truyền nghề. Ước giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo trên 228.000 người (trong đó: cao đẳng 6.600 người; trung cấp 20.600 người; sơ cấp và dưới 3 tháng 200.800 người); góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh từ 70% lên 73%, trong đó, có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 25,1% lên 27,9%.

Nhằm gắn kết công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, các cơ sở GDNN đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo như: sử dụng thiết bị của doanh nghiệp để dạy thực hành; hỗ trợ giáo viên là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thợ lành nghề... tham gia giảng dạy tại trường, hướng dẫn học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp; đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp... Các trường đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, điều đó giúp trường vừa nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giải quyết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp. Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp cũng chủ động đặt hàng và đồng hành với nhà trường ngay trong chương trình đào tạo từ lý thuyết tới thực hành để sát với yêu cầu thực tiễn về công nghệ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, mạng lưới các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, nhiều trường đào tạo cùng một ngành, nghề; phân bố các trường giữa các vùng, địa phương chưa hợp lý; còn nhiều cơ sở GDNN chưa phát huy được vai trò đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại chỗ; tỷ lệ tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp còn thấp do một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trọng bằng cấp, tâm lý muốn con em vào đại học không muốn học nghề. Việc thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa đạt theo yêu cầu đề ra; công tác xã hội hóa GDNN còn chậm...

Để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN, ngày 5/7/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 146-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2030, thu hút 50 - 55% số học sinh tốt nghiệp THPT tham gia hệ thống GDNN; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 65%; tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt trên 90%; khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia; ít nhất 70% cơ sở GDNN và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng... Tầm nhìn đến năm 2045, hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của các nước phát triển; trở thành tỉnh có chất lượng GDNN trong nhóm dẫn đầu cả nước, bắt nhịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo...

Hiện thực hóa mục tiêu trên, kế hoạch đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác GDNN được thực hiện đồng bộ như: tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn các cơ sở GDNN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN; phát triển và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở GDNN; đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo trong GDNN; đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo...

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]