(Baothanhhoa.vn) - Không hài lòng với những kết quả đạt được, nhiều chủ thể sản xuất hàng thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh liên tục đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhiều sản phẩm đã được thay đổi theo hướng độc đáo để nâng cao giá trị, phục vụ nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.

Độc đáo sản phẩm thủ công truyền thống

Không hài lòng với những kết quả đạt được, nhiều chủ thể sản xuất hàng thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh liên tục đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhiều sản phẩm đã được thay đổi theo hướng độc đáo để nâng cao giá trị, phục vụ nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.

Độc đáo sản phẩm thủ công truyền thống

Bộ bàn ghế trường kỷ dạng cổ được đúc bằng đồng nguyên khối với hoa văn, họa tiết giống nguyên mẫu của nghệ nhân Lê Văn Bảy, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa).

Làng nghề đúc đồng Chè Đông thuộc xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với các sản phẩm như trống đồng, đồ thờ... Hàng chục năm qua, nhiều cơ sở sản xuất nơi đây vẫn “quẩn quanh” với những sản phẩm quen thuộc, trong khi thị trường cũng dần bão hòa. Một số nghệ nhân năng động trong làng nghề đã tự tìm tòi, nghiên cứu ra một số sản phẩm mới, dần được thị trường ưa chuộng. Cách đây hơn 2 năm, các nghệ nhân Lê Văn Bảy, Nguyễn Bá Châu... đã tạo khuôn để đúc ra những bức tranh bằng đồng. Thay vì những nét vẽ, những ngọn núi, dòng sông, phong cảnh... đều được tạo hình bởi những lớp đồng thấp cao sáng bóng. Ra đời chưa lâu, sản phẩm tranh đồng đã được nhiều người chơi tranh trong và ngoài tỉnh đánh giá cao nên bán khá chạy.

Gần đây, nghệ nhân Lê Văn Bảy trong làng nghề liên tục cho ra những sản phẩm độc đáo là tủ chè, bộ bàn ghế trường kỷ, sập nằm bằng đồng nguyên khối. Dẫn chúng tôi đi thăm, nghệ nhân Lê Văn Bảy giới thiệu chiếc sập đồng được cho là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Không khác bộ sập gỗ của nhiều gia đình hiện nay, sập đồng này có kích thước 3,6m x 2,2m, được đúc dày tới 25 cm. Cả 4 chân và phần trụ đỡ của sập đều được đúc 100% bằng đồng. Khi trời nóng, người nằm cảm nhận được sự mát mẻ của kim loại. Một sản phẩm độc đáo khác được chủ nhân giới thiệu là bộ trường kỷ cũng được đúc bằng đồng nguyên khối. Sự tinh xảo của sản phẩm còn được thể hiện bởi những hoa văn, họa tiết giống hệt sự đục đẽo trên gỗ. Theo anh Bảy, riêng bộ bàn ghế này đã có người trả giá 1,25 tỷ đồng nhưng chưa bán. Một sản phẩm khác cũng được người nghệ nhân mới cho ra lò là chiếc tủ chè bằng đồng, có các ngăn, cánh cửa tủ mở đóng được như tủ gỗ.

Theo nghệ nhân Lê Văn Bảy, những sản phẩm độc đáo mới tăng được giá trị và công tích lũy trong sản phẩm. Trên thực tế, nhiều sản phẩm độc đáo của làng nghề có giá trị một đến cả chục tỷ đồng. Hiện sản phẩm ở đây đã được xuất khẩu đi thị trường Hoa Kỳ qua các công ty trung gian và nhiều nơi trong tỉnh, trong nước.

Tổng hợp từ UBND xã Thiệu Trung, địa phương hiện có 32 cơ sở đúc đồng truyền thống, trong đó có 12 chủ cơ sở vừa triển khai sản xuất, vừa làm đầu mối thu gom - phân phối và phát triển thị trường cho sản phẩm. Nghề đúc đồng địa phương hiện tạo việc làm cho khoảng 300 lao động, với thu nhập trung bình khoảng 8 triệu đồng/người/tháng. Tổng giá trị sản xuất của nghề đúc đồng trong xã những năm gần đây đều đạt trên dưới 200 tỷ đồng/năm. Nhiều nghệ nhân và các thợ lành nghề của làng nghề đúc đồng truyền thống ở đây còn nhận các hợp đồng đúc chuông, đúc tượng ở nhiều nơi theo nhu cầu của khách hàng.

Tại xã Nga An (Nga Sơn), cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cói và bèo Tây của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh có quy mô lớn nhất nhì trong huyện. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiếm hoi ở miền Trung xuất khẩu được hàng hóa trực tiếp đi thị trường Hoa Kỳ. Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh, cho biết: Gần 10 năm qua, chúng tôi đã thâm nhập được thị trường Hoa Kỳ. Xét thấy đây là thị trường khó tính, yêu cầu sản phẩm khắt khe nhưng khi mình đã đáp ứng được, thì tiềm năng rất lớn. Từ đó, chúng tôi liên tục thay đổi mẫu mã, cho ra đời những sản phẩm độc và lạ. Hiện, công ty đang phát triển khoảng 50 mẫu sản phẩm với đầy đủ chủng loại để khách hàng lựa chọn. Mỗi tháng, công ty đều xuất khẩu khoảng 50 container hàng hóa đi Hoa Kỳ bằng đường biển.

Thăm xưởng sản xuất của công ty, chúng tôi ghi nhận các chủng loại sản phẩm rất đa dạng, được đan với tinh hoa, họa tiết đẹp mắt và tỉ mỉ. Nào lồng đèn, giỏ đựng đồ, quạt tay, bình cắm hoa, tủ đựng quần áo, thảm chùi chân, khay hoa quả, đĩa trang trí, rổ đựng sa lát... được đan bằng cói đẹp mắt. Mỗi sản phẩm lại có nhiều kích cỡ, kiểu dáng khác nhau để khách hàng lựa chọn. Hiện nay, sản phẩm của công ty đang được nhập cho 4 tập đoàn phân phối của Hoa Kỳ, có mặt ở nhiều chuỗi siêu thị trên khắp đất nước cờ hoa. Nhờ đó, công ty luôn có sự tăng trưởng hằng năm, hiện đang giải quyết việc làm cho hơn 2.000 người của huyện Nga Sơn và huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Nghề rèn Tiến Lộc hàng chục năm qua chủ yếu sản xuất dao, liềm, cuốc xẻng bằng sắt để xuất bán trong và ngoài tỉnh, được đưa đi thị trường Lào, Campuchia và Mianma. Nhận thấy yêu cầu thị trường ngày càng cao, những năm gần đây, một số chủ thể sản xuất đã nhập một số máy cán và dạng nguyên liệu mới để sản xuất đồ dùng bằng thép trắng không gỉ, inox. Những sản phẩm như dao, kéo, đồ gia dụng được tôi luyện theo phương pháp mới này đã được thị trường đón nhận.

Sau khi có những sáng tạo để cho ra đời sản phẩm mới, thị trường tiêu thụ đều được rộng mở, đáp ứng thị hiếu khách hàng như là một xu thế phát triển.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]