(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện có khoảng trên 38.000 cây xanh bóng mát được trồng trên vỉa hè các tuyến phố, công viên. Cây xanh được người dân, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan trồng ở nhiều thời điểm khác nhau nên khá đa dạng về chủng loại, gồm phượng, bàng, xà cừ, sao đen, sấu, vú sữa... Một số tuyến phố lớn đã được quy hoạch trồng một loại cây, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng như muồng hoàng yến - osaka (đường Phan Chu Trinh), bằng lăng (Đại lộ Lê Lợi), sao đen (đường Hạc Thành)...

Để phố, phường thêm xanh

Theo thống kê, trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện có khoảng trên 38.000 cây xanh bóng mát được trồng trên vỉa hè các tuyến phố, công viên. Cây xanh được người dân, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan trồng ở nhiều thời điểm khác nhau nên khá đa dạng về chủng loại, gồm phượng, bàng, xà cừ, sao đen, sấu, vú sữa... Một số tuyến phố lớn đã được quy hoạch trồng một loại cây, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng như muồng hoàng yến - osaka (đường Phan Chu Trinh), bằng lăng (Đại lộ Lê Lợi), sao đen (đường Hạc Thành)...

Để phố, phường thêm xanhCông nhân Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cắt, tỉa cây xanh, bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.

Cây xanh mang lại bóng mát, làm đẹp phố, phường, tuy nhiên vào mùa mưa bão để bảo đảm an toàn cho người dân, các đơn vị đã lập kế hoạch rà soát, cắt tỉa, chặt hạ cây xanh ở những vị trí có nguy cơ gãy đổ, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Trên cơ sở rà soát, UBND TP Thanh Hóa đã lên phương án để cắt, tỉa cây xanh ở các tuyến đường trung tâm, đường ven thành phố; đồng thời trồng thay thế những cây bị sâu bệnh, già cỗi, bọng gốc, nghiêng, có khả năng gãy đổ gây nguy hiểm cho người dân khi mưa bão.

Đại diện đơn vị đảm nhiệm việc duy trì cắt tỉa cây xanh trên địa bàn TP Thanh Hóa - bà Lê Thị Huyền, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật vật tư, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cho biết: Để đảm bảo an toàn cây xanh đô thị trong mùa mưa bão, hàng năm công ty đều chủ động xây dựng kế hoạch cắt tỉa cây xanh. Riêng kế hoạch của năm 2023 có khoảng 800 cây xanh phải cắt tỉa, 50 cây sâu bệnh cần chặt hạ, trồng bổ sung. Đó là những cây có tán rộng, to, nghiêng, sâu, mục, có nguy cơ gãy đổ... Đơn vị chăm sóc cây xanh đã phối hợp với Đội Kiểm tra quy tắc đô thị TP Thanh Hóa, UBND các phường và đơn vị của thành phố thực hiện khảo sát, đánh giá tình hình và tập trung cắt tỉa theo đúng kỹ thuật, cân đối tán để vừa đảm bảo bóng mát, vừa hạn chế tối đa nguy cơ gãy đổ. Đến thời điểm hiện nay đã cắt tỉa, hạ độ cao được khoảng 500 cây; khối lượng còn lại khoảng 300 cây, công ty đang tiếp tục thực hiện và phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 8-2023. Cùng với đó, công ty đã lên kế hoạch phối hợp cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn chuẩn bị nhân lực, máy móc, ứng trực, sẵn sàng xử lý các sự cố đột xuất, giải tỏa kịp thời nếu có cây gãy, đổ sau mưa, bão.

Để bảo vệ và phát triển cây xanh trên địa bàn, công ty đã phối hợp cùng các phòng, ban chức năng, UBND các xã, phường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện theo đúng quy định về công tác cấp phép chặt hạ, di dời cây xanh đô thị. Kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp chặt hạ, di dời cây xanh khi chưa được cấp phép, báo cáo cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Có phương án cắt tỉa tùy thuộc vào từng chủng loại cây xanh, như cắt tỉa bớt tán hoặc hạ thấp độ cao cây để hạn chế tối đa việc cây gãy đổ do cây nặng tán hoặc cây quá cao. Có phương án chằng, chống cây xanh các khu vực công viên, khuôn viên được giao quản lý trong mùa mưa, bão...

Đô thị phát triển thì cây xanh càng đóng vai trò quan trọng, tạo ra cảnh quan thiên nhiên, làm đẹp bộ mặt mỹ quan đường phố, cải thiện khí hậu và môi trường sống của cư dân thành thị. Trong quy hoạch phát triển, TP Thanh Hóa luôn đặt mục tiêu tăng tỷ lệ cây xanh để tạo sự thay đổi tích cực về cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thực hiện kế hoạch lâu dài về tăng diện tích cây xanh, UBND TP Thanh Hóa đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 chỉ tiêu cây xanh toàn đô thị (bao gồm cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng) đạt được tối thiểu khoảng 7,5m2/người; đến năm 2035 tỷ lệ cây xanh toàn đô thị đạt chuẩn theo tiêu chuẩn đô thị loại I là 15m2/người.

Hiện nay các tuyến phố, khu dân cư hiện hữu, khu đô thị mới trên địa bàn TP Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống cây xanh với nhiều chủng loại cây thuộc danh mục cây xanh đô thị khuyến khích trồng. Tuy nhiên, còn nhiều loại cây hạn chế trồng và một số không nằm trong danh mục cây xanh đô thị. Cùng với đó, trên một tuyến đường lại trồng quá nhiều loại cây với kích cỡ khác nhau làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Để phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cần phải xác định rõ phương hướng về việc trồng mới và thay thế hệ thống cây xanh chưa phù hợp với đô thị, huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển hệ thống cây xanh công cộng, từng bước đảm bảo mật độ cây xanh trên toàn đô thị đảm bảo theo tiêu chí đề ra, góp phần mang đến diện mạo đô thị xanh xứng tầm trong tương lai không xa.

Bài và ảnh: Minh Hiền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Nguyễn Đại - 17:37 05/08/23

 Trả lời

TP cần "XANH" thì cũng phải cần " SÁNG", hiện tại các tuyến đường của TP việc bật điện chiếu sáng rất hạn chế và hệ thống điện chiếu sáng khu vực nội thị xuống cấp và nói thẳng ra là không còn hoạt động, có thì cũng chỉ dăm bảy bóng rất yếu, có cũng như không. Để tạo được ấn tượng với khách thập phương thì trước hết đường phố phải sáng, không ai muốn đi ngắm cảnh trong khi đường sá thì tối om cả.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]