(Baothanhhoa.vn) - Quan tâm nhiều hơn tới công tác an sinh xã hội (ASXH) với các hoạt động thiết thực vì người nghèo, người có công với cách mạng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh vùng khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, nỗ lực giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... là những gì tỉnh Thanh Hóa đã và đang làm nhằm mang đến cho người dân một cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, vì sự phát triển bền vững của xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo các chính sách an sinh xã hội: Chăm lo tốt hơn cho đời sống cộng đồng

Quan tâm nhiều hơn tới công tác an sinh xã hội (ASXH) với các hoạt động thiết thực vì người nghèo, người có công với cách mạng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh vùng khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, nỗ lực giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... là những gì tỉnh Thanh Hóa đã và đang làm nhằm mang đến cho người dân một cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, vì sự phát triển bền vững của xã hội.

Đảm bảo các chính sách an sinh xã hội: Chăm lo tốt hơn cho đời sống cộng đồng

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Với vai trò cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực xã hội như: Bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, người có công, bảo vệ chăm sóc trẻ em... thời gian qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã khẳng định vai trò nòng cốt trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, làm tốt công tác ASXH, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để làm tốt công tác giảm nghèo như: Ưu tiên thực hiện các chính sách, trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ tiền điện... Đến nay, 100% người nghèo trên địa bàn tỉnh đã được cấp thẻ BHYT, hàng ngàn người nghèo đã được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, qua đó từng bước thoát nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm dần qua các năm. Trong năm 2018, toàn tỉnh đã giảm được 24.269 hộ nghèo, số hộ nghèo đến cuối năm còn 57.489 hộ (chiếm tỷ lệ 5,84%), tỷ lệ hộ nghèo còn giảm 2,59% so với năm 2017 (tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2017 là 8,43%).

Cùng với công tác giảm nghèo, các công tác chăm lo cho đối tượng chính sách, người có công; công tác đào tạo nghề; công tác bảo trợ xã hội... cũng được tỉnh quan tâm, thực hiện đầy đủ, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân. Đến nay, 100% các đối tượng đã được chuyển hưởng trợ cấp ưu đãi theo quy định; gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn. Hàng năm, có khoảng 35 ngàn lượt đối tượng được thụ hưởng chế độ điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại gia đình; 100% người nghèo, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thụ hưởng chế độ bảo hiểm y tế; xác nhận và giải quyết chế độ cho hàng ngàn đối tượng là người có công và thân nhân của họ. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc đời sống người có công với cách mạng được duy trì thường xuyên với 5 chương trình tình nghĩa là: Xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.... được phát động mạnh mẽ tới toàn thể các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Qua đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chăm lo cho đối tượng chính sách, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Những năm qua, cùng với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã thực hiện việc hỗ trợ xây mới, sửa chữa hàng ngàn nhà ở cho người có công. 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng tới cuối đời. Các địa phương trong tỉnh tích cực quan tâm đến gia đình người có công, tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết việc làm cho hàng ngàn đối tượng vươn lên vượt qua khó khăn, có thu nhập ổn định.

Chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm. Theo đó, các cơ chế, chính sách giảm nghèo tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo toàn diện; tập trung giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, vùng miền núi khó khăn của tỉnh; bổ sung chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ tạo sinh kế... Từ năm 2016 đến hết năm 2018, tổng nguồn vốn huy động trực tiếp thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đạt khoảng 16.513 tỷ đồng. Trong đó: Vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 1.465 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.942,3 tỷ đồng. Vốn tín dụng ưu đãi là 8.223,7 tỷ đồng. Kinh phí ngân sách Trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung khoảng 2.820 tỷ đồng. Ngân sách địa phương lồng ghép với kinh phí Trung ương thực hiện các đề án, chính sách là 1.608 tỷ đồng. Kinh phí do MTTQ và các đoàn thể huy động 344 tỷ đồng; đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp là 110 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đề án tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp khoảng 29.621 tỷ đồng. Từ nguồn vốn nêu trên, tỉnh ta đã hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề (tại các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn) cho hàng ngàn lượt hộ nghèo với tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước khoảng trên 450 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo điều kiện và động lực để hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất và đã giúp trên 40.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và trên 10.000 hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2018 vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Đối với những người yếu thế, đã được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH.

Đồng chí Triệu Huy Tạo, Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐTB&XH khẳng định: Xác định công tác bảo đảm ASXH là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Do vậy, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục tập trung giải quyết việc làm, chú trọng tạo việc làm ổn định, cải thiện môi trường và điều kiện lao động, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động; giải quyết kịp thời các chế độ ASXH, bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động mất việc làm. Phấn đấu, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 60.000 lao động. Thông qua các chính sách khuyến khích về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần tăng thu nhập, nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]