(Baothanhhoa.vn) - Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, của mỗi địa phương nói riêng. Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, dân số luôn là lực lượng sản xuất, lại vừa là người tiêu dùng. Do vậy, dân số là động lực, là mục tiêu của phát triển và những biến đổi về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số chính là các yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển.

Công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triển

Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, của mỗi địa phương nói riêng. Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, dân số luôn là lực lượng sản xuất, lại vừa là người tiêu dùng. Do vậy, dân số là động lực, là mục tiêu của phát triển và những biến đổi về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số chính là các yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển.

Công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triểnLãnh đạo Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 24 về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Dân số và Phát triển trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới tại huyện Nông Cống.

Nhận thức được tác động của gia tăng dân số nhanh ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội, ngay từ năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, mặc dù trong lúc đất nước còn bị chia cắt làm hai miền, trong hoàn cảnh chiến tranh, ngày 26-12-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 216-CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn và theo đó cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch chính thức được phát động.

Trải qua 60 năm hình thành và phát triển (1961-2021), công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Từ năm 1961 đến 2020, dân số Việt Nam tăng gấp hơn 3 lần, từ 30,2 triệu lên 97,5 triệu người. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã từ 6,3 con giảm xuống 2,12 con. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% xuống 1,14%. Tuổi thọ bình quân khá cao, đạt 73,7 tuổi năm 2020.

Là một tỉnh lớn của khu vực Bắc Trung bộ, cùng với cả nước, công tác DS-KHHGĐ của Thanh Hóa cũng trải qua những chặng đường đầy thăng trầm nhưng cũng đầy tự hào, với sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở. Năm 1960, dân số tỉnh ta là 1.592.532 người, tỷ suất sinh thô là 43,9%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 3,1%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 67%; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 17,14%.

Giai đoạn 1991 đến 2000, ngành dân số tỉnh ta có sự chuyển biến toàn diện. Thực hiện Nghị định số 42/CP ngày 21-6-1993 của Chính phủ và Thông tư liên bộ số 31/TTLB ngày 10-11-1993, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 162-TC/UBND ngày 18-2-1994 về kiện toàn tổ chức bộ máy Ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa, các tổ chức được hình thành từ tỉnh đến huyện, xã. Trong giai đoạn này với mô hình tổ chức mới từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn đã phát huy được sức mạnh liên ngành và huy động được các nguồn lực từ các cấp, các ngành.

Với sự quyết tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh đã đạt được nhiều thành công lớn, các chỉ tiêu KHHGĐ đạt rất cao, đặc biệt là chỉ tiêu đình sản nam, nữ là một trong những tỉnh đạt cao nhất toàn quốc; tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 68,43%; tỷ suất sinh thô còn 31,69%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 24,48%o; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 17% với TFR là 2,61 con. Năm 1997, Ủy ban DS-KHHGĐ Thanh Hóa đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Ngày 28-5-2008, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1491/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa. Chi cục là cơ quan trực thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh. Với chức năng trên trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; công tác DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Cụ thể như về quy mô dân số ta hiện nay là 3.640.128 người (theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019). Tỷ lệ phát triển dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 0,68%/năm, giảm mạnh so với thời kỳ 10 năm trước (mỗi năm tăng 50.352 người với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,1%). Trung bình hàng năm mức sinh giảm 0,1%o. Về Cơ cấu dân số: Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2010 là 116 nam/100 nữ, năm 2020 giảm xuống còn 114 nam/100 nữ. Từ năm 2009, cơ cấu dân số tỉnh ta bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Về Chất lượng dân số: Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện, tuổi thọ, trình độ học vấn được nâng lên... Đến nay đã có 30% số bà mẹ mang thai và 60% số trẻ em sinh ra được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị một số bệnh thường mắc ở trẻ bị mắc các bệnh bẩm sinh. Tuổi thọ bình quân đạt 73,3 tuổi. Về Phân bố dân số, dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở thành phố, các thị xã, thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp và các huyện vùng đồng bằng.

Để đạt được những kết quả trong suốt thời gian qua không thể không nhắc đến vai trò của truyền thông giáo dục. Xác định truyền thông là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác DS-KHHGĐ, vì vậy, công tác tuyên truyền được triển khai đến người dân bằng nhiều hình thức phong phú, dễ hiểu và phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số trong giai đoạn mới, những vấn đề dân số nổi cộm hiện nay như chất lượng dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... Các hình thức tuyên truyền luôn được cải tiến và đa dạng hóa nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục được đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cơ quan thông tin đại chúng các cấp... tiến hành đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh đã góp phần tác động quan trọng đối với nhận thức của các tầng lớp Nhân dân.

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn tới Chi cục DS-KHHGĐ sẽ tăng cường tham mưu cho tỉnh, tiếp tục đầu tư vào công tác Dân số. Đặc biệt, trong năm 2021, vượt qua rất nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động; Chi cục đã tham mưu cho cấp trên ban hành các văn bản: Kế hoạch số 77/KH-UBND, ngày 02/4/2021 về thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điểu trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030; Quyết định số 1602/QĐ-UBND, ngày 18/5/2021 về việc Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số và phát triển tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 113/KH-UBND, ngày 11/5/2021 về thực hiện chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030; Kế hoạch số 137/KH-UBND, ngày 08/6/2021 về triển khai quyết định 496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch 162/KH-UBND, ngày 05/7/2021 về triển khai thực hiện Chương trình ”Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030”; Kế hoạch số 229/KH-UBND, ngày 26/10/2021 về việc thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Kế hoạch số 242/KH-UBND, ngày 11/11/2021 về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số các cấp giai đoạn 2021-2030...

Bên cạnh công tác tham mưu, Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa sẽ triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Trong đó, tiếp tục giảm sinh nhằm sớm đưa mức sinh về mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình truyền thông, nội dung truyền thông, đội ngũ cán bộ truyền thông được đa dạng hóa để phù hợp với từng nhóm đối tượng, làm cho công tác tuyên truyền có sức hấp dẫn và thuyết phục.

Thảo Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]