(Baothanhhoa.vn) - Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh đã chủ động đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ trong công tác dạy và học theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch xe ô tô

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh đã chủ động đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ trong công tác dạy và học theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch xe ô tôHọc viên thực hành trong cabin điện tử tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ Vicet phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa).

Theo quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, ngày 26-4-2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, ngày 15-4-2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới, đường bộ, bắt đầu từ ngày 1-1-2023 các cơ sở đào tạo lái xe phải trang bị và sử dụng cabin điện tử học lái ô tô vào chương trình đào tạo. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo lái xe cũng phải đầu tư trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian, quãng đường học thực hành lái xe trên đường và trên cabin học lái xe ô tô. Cùng với đó, các cơ sở thực hiện lắp đặt, sử dụng, truyền dữ liệu quản lý DAT để giám sát quá trình học thực hành lái xe đảm bảo chính xác, đầy đủ và trung thực của học viên.

Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề GT-VT Thanh Hóa Phan Thanh Hải cho biết: Nhằm đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất theo Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT, nhà trường đã đầu tư trang bị phòng học và lắp đặt 3 cabin lái xe điện tử. Các cabin này được thiết kế và trang bị giống với một cabin ô tô thực sự giúp người học trải nghiệm cảm giác “ngồi thật” trong xe. Qua đó, học viên được học kỹ năng và tập phản xạ trong điều kiện các yếu tố về địa hình, cung đường, thời tiết, tình trạng giao thông và các tình huống giao thông khác nhau nhằm nâng cao kỹ năng đảm bảo an toàn giao thông. Để đáp ứng yêu cầu mỗi học viên được thực hành 3 giờ trên cabin lái xe điện tử theo quy định, nhà trường sắp xếp lịch học hợp lý, không ảnh hưởng đến các môn học khác.

Tại phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa), Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ Vicet chuyên đào tạo lái xe mô tô hạng A1 và lái xe ô tô từ hạng B1, C. Để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, nhà trường đã đầu tư, lắp đặt thiết bị điện tử DAT trên các phương tiện tập lái nhằm quản lý chặt giờ dạy và học của giáo viên, học viên. Đầu năm 2023, trường đã lắp đặt và đưa 3 ca bin điện tử vào giảng dạy lái xe ô tô các hạng, giúp học viên từng bước làm quen với phương tiện, thao tác, kỹ năng điều khiển phương tiện trước khi thực hành ngoài đường. Ngoài ra, nhà trường lắp đặt thiết bị DAT trên 185 xe tập lái để hiển thị thông tin và thông báo trạng thái hoạt động giảng dạy và thực hành của giáo viên, học viên...

Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ Vicet Phạm Văn Toản cho biết: Cùng với việc đầu tư đồng bộ trang thiết bị, nhà trường mua sắm thêm các dòng xe hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và thực hành cho học viên. Cùng với đó, trường còn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sử dụng phần mềm quản lý học viên, thẻ học viên để kiểm tra, quản lý môn học lý thuyết pháp luật giao thông đường bộ; sử dụng thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết và quãng đường học thực hành lái xe trên đường. Ngoài ra, trường đã đầu tư lắp đặt hệ thống chấm điểm tự động, camera giám sát, truyền tin về phòng hội đồng và công khai sát hạch lý thuyết, sát hạch thực tế và lưu trữ hình ảnh sát hạch. Toàn bộ quá trình dạy và học đều được giám sát bằng thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ mới trong quy trình đào tạo sát hạch lái xe giúp học viên sau khi có giấy phép lái xe, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều nắm chắc và tuân thủ nghiêm Luật Giao thông đường bộ.

Tính đến tháng 7-2023, toàn tỉnh có 8 cơ sở đào tạo lái xe và 9 trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ sở đã tổ chức học, sát hạch, cấp mới 18.032 giấy phép lái xe. Trong đó có 10.556 giấy phép lái xe mô tô hạng A1; 7.476 giấy phép lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E. Để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe các cơ sở đang tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào công tác đào tạo. Trong đó, các cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ từ sát hạch lý thuyết, điều hành thiết bị sát hạch thực hành lái xe, sân sát hạch, xe sát hạch và các thiết bị chấm điểm tự động... Đồng thời, yêu cầu giáo viên khi lên lớp có giáo án, giáo trình giảng dạy theo đúng kế hoạch, dạy đủ tiết lý thuyết, giờ thực hành theo quy định. Cùng với đó, các cơ sở tích cực công tác đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ thông tin chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]