(Baothanhhoa.vn) - Để nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đại, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững theo định hướng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với các địa phương định hướng cho bà con nông dân đưa các loại cây trồng đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng thay thế cho diện tích cây trồng đạt hiệu quả kinh tế thấp, từ đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đại

Để nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đại, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững theo định hướng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với các địa phương định hướng cho bà con nông dân đưa các loại cây trồng đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng thay thế cho diện tích cây trồng đạt hiệu quả kinh tế thấp, từ đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đạiNgười dân xã Quảng Yên (Quảng Xương) chuyển đổi diện tích đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng khoai tây.

Thực hiện định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đại, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã tập trung đưa các loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh, rau màu, cây thức ăn chăn nuôi... vào trồng thay thế trên 35,6 ha đối với đất lúa và một số cây trồng khác đạt hiệu quả kinh tế thấp. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn huyện hình thành và nhân rộng được nhiều mô hình trồng trọt đạt hiệu quả kinh tế cao, gắn với chế biến và xuất khẩu. Điển hình như tại xã Quang Trung, do khô hạn, thiếu nước, sản xuất khó khăn nên phần lớn đất trồng lúa bị các hộ nông dân bỏ hoang. Từ năm 2015, được xã vận động, một số hộ dân trong thôn đã chuyển đổi được gần 200 ha trồng lúa kém hiệu quả sang canh tác các cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, như: dứa, keo, sắn dây; các loại cây ăn quả như cam, bưởi, chanh leo... Thực tế cho thấy, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thay đổi tư duy sản xuất của người dân, diện tích các loại cây trồng sau khi chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng lúa.

Trước kia, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã Quảng Yên (Quảng Xương) chủ yếu canh tác mía, nên hiệu quả kinh tế thấp, lợi nhuận thu được chỉ dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/vụ. Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, những năm qua, UBND xã Quảng Yên đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ dân chuyển đổi diện tích trồng mía hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các cây phù hợp với nhu cầu của thị trường, hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện, toàn xã đã chuyển đổi được hơn 200 ha trồng mía sang trồng các loại cây, như: măng tây, ớt, khoai tây, cam canh, bưởi Diễn, cây dược liệu... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này đã và đang nâng cao hiệu quả kinh tế rõ rệt, đa phần diện tích sau khi chuyển đổi đều đạt lợi nhuận từ 60 đến 80 triệu đồng/ha/vụ, một số diện tích chuyển sang trồng cây ăn quả lợi nhuận đạt tới 150 đến 200 triệu đồng/ha. Điều này đã giúp doanh thu bình quân trên diện tích sản xuất trồng trọt của xã năm 2022 đạt 108 triệu đồng/ha/năm, tăng 20% so với năm ngoái.

Ông Lê Đại Hiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương cho biết: Để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đại, bền vững, huyện đã thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, như: Rà soát diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả kinh tế và xây dựng kế hoạch, lộ trình cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng về quy mô, diện tích đến từng xã. Vận động Nhân dân tích tụ tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Cùng với đó, huyện thường xuyên phối hợp với ngành nông nghiệp của tỉnh mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến để hình thành các chuỗi giá trị khép kín trong sản xuất.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi linh hoạt diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang cây trồng khác và trồng lúa kết hợp thủy sản 3.130 ha. Trong đó, chuyển sang trồng cây hàng năm 1.904,8 ha, cây lâu năm 560,4 ha và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 664,8 ha. Các địa phương trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với liên kết, bao tiêu nông sản, hình thành các chuỗi giá trị. Điển hình như: Các mô hình chuyển đổi trên đất trồng lúa cho lợi nhuận hơn 2 lần, có mô hình gấp trên 5 lần trồng lúa; chuyển đổi đất trồng mía, sắn, cao su lợi nhuận tăng thêm 3 đến 5 lần.

Có nhiều yếu tố giúp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đạt được sự chuyển biến tích cực. Trong đó, việc tuân thủ nguyên tắc chuyển đổi linh hoạt và chỉ thực hiện chuyển đổi khi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng được chuyển đổi. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chuyển đổi, nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo lựa chọn được những cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ canh tác của người dân, lại thu hút được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương đang tiếp tục thực hiện giải pháp tích tụ, tập trung đất đai kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tạo vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]