(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã áp dụng hình thức nhà lưới, nhà màng vào sản xuất nông nghiệp. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập cũng như góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Chủ động sản xuất nhờ áp dụng hình thức nhà lưới, nhà màng

Những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã áp dụng hình thức nhà lưới, nhà màng vào sản xuất nông nghiệp. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập cũng như góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Chủ động sản xuất nhờ áp dụng hình thức nhà lưới, nhà màngMô hình trồng dưa vàng trong nhà lưới của HTX dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt (Hoằng Hóa).

Hiện nay, cụm từ “nhà lưới, nhà màng” không còn quá xa lạ, ở bất kỳ địa phương nào trong tỉnh cũng có ít nhất vài hộ sản xuất theo hình thức này. Đây được đánh giá là hình thức canh tác mới, có triển vọng và có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Với hệ thống màng bọc xung quanh, cây trồng sẽ tránh được sự gây hại của côn trùng, từ đó hạn chế được các chất hóa học lên cây, giảm tính độc hại và đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Nhiều hộ sản xuất nhờ vào mô hình này để có thể điều khiển được các yếu tố ngoại cảnh trong quá trình chăm sóc cây theo ý của mình, như: lắp quạt, phun sương, tích hợp hệ thống tưới tự động... Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là mô hình khép kín, do đó sẽ ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Người nông dân có thể trồng cây trái mùa để gia tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất.

Nếu như trước đây, cây trồng phát triển không được đồng đều, hiệu quả kinh tế thấp thì từ năm 2019, HTX dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đầu tư mô hình sản xuất khép kín với hệ thống nhà lưới, nhà màng, tưới tiêu tự động trong sản xuất. Với tổng diện tích hơn 3 ha, HTX trồng rất nhiều loại rau, quả như dưa vàng, dưa chuột, đu đủ, cà chua, rau cải... Tuy nhiên, sản phẩm mang lại thu nhập ổn định nhất cho HTX hiện nay vẫn là dưa vàng. Trung bình một vụ, HTX xuất bán ra thị trường từ 2 đến 3,5 tấn dưa, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đem lại khoảng 40%. Sản phẩm dưa vàng của HTX chủ yếu được cung cấp cho Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, có những tháng cao điểm HTX đã xuất 100% nguồn hàng cho siêu thị, đôi khi còn không đủ hàng để bán lẻ cho thương lái. Để có được kết quả trên, không thể không nhắc đến cụm từ “nhà màng, nhà lưới”.

Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 170 ha nhà màng, nhà lưới sản xuất theo công nghệ cao. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều lĩnh vực “tăng vọt” lợi nhuận so với sản xuất theo phương thức truyền thống. Như lĩnh vực trồng trọt lợi nhuận tăng từ 2 đến 3 lần; chăn nuôi bình quân đạt từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm; nuôi trồng thủy sản đạt từ 2 đến 5 tỷ đồng/ha/năm.

Nói về thành công này, ông Lê Ngọc Nam, giám đốc HTX chia sẻ: "Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, bản thân tôi cũng rất loay hoay với hệ thống mới. Tuy nhiên, càng làm càng nhận thấy trong cái mới, lạ cũng có rất nhiều cái tiện lợi mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Đơn cử như nếu không áp dụng hình thức nhà màng khép kín sẽ không áp dụng được hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, bởi nếu chăm sóc dưa theo hình thức thông thường đất sẽ không được ngấm nước tưới đều, không đáp ứng được từng giai đoạn sinh trưởng lẫn chất lượng của cây. Từ những chi tiết tưởng nhỏ như vậy nhưng lại làm nên thành công cho sản phẩm, sau hơn 5 năm áp dụng hình thức canh tác nhà màng, nhà lưới vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao so với sản xuất truyền thống. Năng suất, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, từ đó giúp doanh thu của HTX tăng trưởng, dao động từ 400 - 450 triệu đồng/năm. Đồng thời tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và trên 5 lao động thời vụ, với mức thu nhập từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng.

Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 170 ha nhà màng, nhà lưới sản xuất theo công nghệ cao. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều lĩnh vực “tăng vọt” lợi nhuận so với sản xuất theo phương thức truyền thống. Như lĩnh vực trồng trọt lợi nhuận tăng từ 2 đến 3 lần; chăn nuôi bình quân đạt từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm; nuôi trồng thủy sản đạt từ 2 đến 5 tỷ đồng/ha/năm.

Lợi nhuận lớn đồng nghĩa với mức đầu tư cũng không hề nhỏ. Đây vẫn luôn là trăn trở của nhiều người dân nên việc xây dựng nhà màng, nhà lưới vẫn chưa thật sự được đầu tư. Để nhân rộng các mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện các giải pháp theo Kế hoạch số 260, ngày 7/11/2022 của UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học, giảm tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, chống ô nhiễm môi trường sinh thái.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]