(Baothanhhoa.vn) - Nhờ áp dụng hệ số K thành phần theo các quy định để tính toán số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng đã góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ rừng và các bên liên quan trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hệ số K để nâng cao chất lượng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị sử dụng dịch vụ

Nhờ áp dụng hệ số K thành phần theo các quy định để tính toán số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng đã góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ rừng và các bên liên quan trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hệ số K để nâng cao chất lượng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị sử dụng dịch vụ

Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với Tổ đội bảo vệ rừng cộng đồng tuần tra rừng tại huyện Quan Sơn.

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng tương đối lớn với 647.737,35 ha, trong đó, diện tích có rừng tự nhiên là 393.361,33 ha, diện tích có rừng trồng là 254.376,02 ha, độ che phủ rừng tương ứng 53,6% (theo Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 10/3/ 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt, công bố hiện trạng rừng tỉnh Thanh Hóa năm 2022). Nhiều diện tích rừng giàu trữ lượng và phần lớn đây là diện tích rừng đầu nguồn, có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là duy trì nguồn nước, điều hòa nguồn động năng cho sản xuất điện...

Ngày 16/3/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 3341/UBND-NN về việc áp dụng hệ số K thành phần trong chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, xác định, áp dụng hệ số K thành phần theo các quy định nêu trên để tính toán số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ rừng và các bên liên quan trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai căn cứ hệ số K thành phần để xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 1 mục II, phụ lục VII, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, địa bàn thụ hưởng, phù hợp với tính chất, đặc điểm, nguồn gốc lô rừng được xác định trong hồ sơ và thực địa.

Việc quy định các hệ số K thành phần là để xác định hệ số K cho từng lô rừng, làm cơ sở để tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng (gồm chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật Lâm nghiệp năm 2017; UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có Hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập). Theo Quyết định này, hệ số K thành phần được cụ thể như sau:

Hệ số K1: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, gồm rừng rất giàu, rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng. Hệ số K1 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng rất giàu và rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.

Hệ số K2: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mục đích sử dụng rừng, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Hệ số K2 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; 0,90 đối với rừng sản xuất và rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Hệ số K3: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng.

Hệ số K4: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hệ số K4 có giá trị bằng 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; 0,90 đối với xã thuộc Khu vực I.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hệ số K để nâng cao chất lượng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị sử dụng dịch vụ

Chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân tham gia bảo vệ rừng tại huyện Mường Lát.

Trong năm 2023, Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã chi trả cho tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 399.650,01 ha, tổng diện tích rừng chi trả DVMTR theo hệ số K là 313.713,03 ha với tổng số tiền chi trả trên 31,8 tỷ đồng.

Với việc Chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng theo hệ số K sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng của các chủ rừng, các đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng để nâng cao chất lượng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị sử dụng dịch vụ, góp phần quản lý bảo vệ rừng bền vững trên địa bàn tỉnh.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]