(Baothanhhoa.vn) - Bí thơm Đồng Sa với những đặc tính quý: từ thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm; khi chế biến bí có độ dẻo, đậm vị, ngậy béo; chưa kể, đây còn là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe... Vì vậy không mấy ngạc nhiên khi bí thơm trở thành thứ đặc sản vùng cao mà ai lên huyện biên giới Mường Lát cũng muốn mua mang về xuôi.

Bí thơm Đồng Sa: Từ cây trồng truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Bí thơm Đồng Sa với những đặc tính quý: từ thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm; khi chế biến bí có độ dẻo, đậm vị, ngậy béo; chưa kể, đây còn là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe... Vì vậy không mấy ngạc nhiên khi bí thơm trở thành thứ đặc sản vùng cao mà ai lên huyện biên giới Mường Lát cũng muốn mua mang về xuôi.

Bí thơm Đồng Sa: Từ cây trồng truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 saoAnh Lương Văn Quê, giám đốc HTX thương mại dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp huyện Mường Lát.

Những ngày mùa đông, đến huyện Mường Lát không khó để chúng ta bắt gặp những quả bí thơm được xếp thành từng hàng dưới gầm nhà sàn, hiên nhà hoặc bãi đất rộng. Gọi là bí thơm vì cả thân, lá và hoa bí đều có mùi thơm. Khi chế biến, phần thịt bí rất dẻo, mùi vị ngọt dịu, hấp dẫn khác với các loại bí thông thường. Đây là đặc sản đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Bí thơm vốn là cây trồng truyền thống của người dân vùng cao, tuy nhiên phải 2 năm trở lại đây, bà con mới bắt đầu trồng nhiều, trồng tập trung và sản xuất mang tính hàng hóa. Năm 2023, toàn huyện Mường Lát có gần 10 ha bí thơm đã được thu hoạch, với sản lượng 30 - 50 tấn, tập trung ở xã Mường Chanh, xã Quang Chiểu và khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát. Được biết, để hỗ trợ người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, UBND các địa phương đã phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện tổ chức 3 đến 4 lớp tập huấn về kỹ thuật về trồng bí thơm. Nhờ đó, các hộ dân đều gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc đúng quy trình, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Với hiệu quả kinh tế từ cây bí thơm mang lại, chính quyền địa phương đã xuống các thôn, bản khảo sát. Từ đó thành lập tổ hợp tác về trồng rau an toàn, trong đó có cây bí thơm, qua đó, giới thiệu sản phẩm, liên kết với các nhà hàng, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Bí thơm Đồng Sa: Từ cây trồng truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Thường bí thơm được trồng vào tháng 3, 4 âm lịch, sau 6 tháng có thể bắt đầu thu hoạch.

Được thành lập năm 2021, HTX thương mại dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp huyện Mường Lát hiện đang có gần 5 ha bí thơm, do 10 thành viên trong HTX quản lý. “Khách hàng rất ưa chuộng loại bí này vì nó thơm, ngon và dinh dưỡng. Hiện bí thơm có giá cả ổn định, cung không đủ cầu. Vào đầu vụ thu hoạch, bí thơm có giá khá cao từ 15 đến 20 nghìn đồng/kg; khi vào chính vụ, giá bí đạt từ 10 đến 15 nghìn đồng/kg. Với năng suất khoảng gần 5 tạ/sào, người trồng bí thơm có thu nhập trung bình hơn 3 - 5 triệu đồng/sào/vụ. Hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng ngô, lúa. Vì thế, bà con tập trung chăm sóc, coi nó là nguồn thu nhập chính”, anh Lương Văn Quê, giám đốc HTX, cho biết.

Thường bí thơm được trồng vào tháng 3, 4 âm lịch, sau 6 tháng có thể bắt đầu thu hoạch. Quả bí có một lớp phấn trắng dày, thon dài đều, trọng lượng trung bình từ 2 - 3 kg/quả và có thể bảo quản trong thời gian 4 tháng, phù hợp với vận chuyển xa, tối ưu lợi nhuận cho người trồng. Ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh, cho biết: “Thực hiện chương trình trọng tâm của huyện về phát triển các cây trồng nông nghiệp hàng hóa, xã phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, điều kiện canh tác và bố trí một số nguồn lực đầu tư, mở rộng diện tích các cây trồng đặc sản, đặc hữu tại địa phương. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân trồng cây bí thơm, coi đây là một trong những sản phẩm chủ lực để phát triển kinh tế gắn với thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”.

Bí thơm Đồng Sa: Từ cây trồng truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Vụ bí xanh thơm năm nay, gia đình ông Đinh Văn Nguyện, ở khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát trồng được hơn 5 sào bí, thu hoạch hơn 20 tạ. Ông Nguyện chia sẻ: "Nhà tôi trồng bí thơm từ nhiều năm nay, song chủ yếu phục vụ gia đình. 3 năm trở lại đây, gia đình tôi mở rộng diện tích, duy trì 3 - 5 sào/năm. Bí thơm đang được các HTX hỗ trợ đầu ra nên chúng tôi yên tâm sản xuất”.

Theo ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, nhờ hiệu quả kinh tế cao, huyện Mường Lát xác định cây bí thơm là một trong những cây trồng có thế mạnh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, phòng sẽ tham mưu cho huyện, tiếp tục chỉ đạo các xã, HTX và Nhân dân phát triển, mở rộng diện tích bí thơm. Một điều hạn chế hiện nay đó là các hộ trồng bí vẫn tự chọn giống cho mình để trồng vào vụ sau, chưa có đơn vị chuyên về làm giống, nên không tránh khỏi sản phẩm không đồng nhất về chất lượng. Vì vậy, việc phục tráng giống để có thể lựa chọn và phát huy được tốt nhất những đặc điểm quý của bí thơm. Sau đó sẽ tính tới việc xây dựng kênh phân phối giống chuẩn, đồng nhất cho bà con canh tác.

Có thể nói, trồng bí thơm đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là những thành quả đáng mừng của Chương trình OCOP với cây trồng vốn được coi là hoa màu phụ trong sản xuất nông nghiệp ở Mường Lát.

Bài và ảnh: Tăng Thúy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]