[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Năm 2021 với muôn vàn khó khăn đặt ra, nhưng chính điều đó lại trở thành “phép thử” khả năng thích ứng của tỉnh. Bằng quyết tâm cao độ, những giải pháp linh hoạt, cách làm sáng tạo, Thanh Hóa đã về đích ở rất nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Trên cơ sở kết quả đạt được, nhận diện những tồn tại nội sinh, dự báo cơ hội, cũng như thách thức đặt ra cho đất nước, cho tỉnh, ngay trong ngày đầu năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 01/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021 với nhiều yêu cầu rất cao được đặt ra, trong đó có những vấn đề mang tính cấp bách nhằm sớm ổn định đời sống, tư tưởng, trật tự xã hội trên địa bàn.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Lấy chủ đề là “Năm thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh” với phương châm hành động là: “Kỷ cương - sáng tạo - hành động - trách nhiệm - hiệu quả”, theo đó trọng tâm chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh tập trung vào việc chỉ đạo xây dựng và ban hành ngay các chương trình trọng tâm, kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá, các quy hoạch, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách, hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) và các nghị quyết quan trọng khác, sớm đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. UBND tỉnh xác định 10 trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và giao 16 chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện. Cùng với đó, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm siết lại những vấn đề đang tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Thế nhưng đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng phát bất ngờ, kéo dài và diễn biến vô cùng phức tạp trên địa bàn cả tỉnh, làm nhiều kịch bản tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ đứng trước nguy cơ khó thực hiện, đòi hỏi càng phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, với sự thử thách nhiều hơn. Không hề bị động, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các ngành, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh đã nhanh chóng chuyển đổi trạng thái để thích ứng với hoàn cảnh. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2021, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung cao nhất cho lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, với mục tiêu chống dịch là trên hết, trước hết, vừa chống dịch vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với phương châm thần tốc, quyết liệt, dịch bệnh phát triển nhanh thì càng phải đẩy nhanh hơn hoạt động sản xuất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm với khối lượng lớn nhất có thể.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Để đảm bảo nguồn lực phục vụ công tác chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, cùng với chủ động cắt giảm các nhiệm vụ, đề án không thực sự cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên, tỉnh đã kêu gọi, huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh. Tiếp đó đã thực hiện tốt chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 4399/QĐ-UBND quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID-19” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19”, vừa đảm bảo quy định của Trung ương, vừa phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh phục hồi kinh tế, nối lại các chuỗi cung ứng hàng hóa.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Với việc chủ động, khẩn trương, trách nhiệm và đảm bảo hiệu quả trong phòng, chống dịch, phần lớn thời gian của năm 2021 tỉnh Thanh Hóa đã tạo ra sự ổn định, an toàn để doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần đảm bảo, giữ nhịp cho các mục tiêu tăng trưởng mà tỉnh đề ra từ đầu năm.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Ở bình diện khác, từ việc đưa ra quyết sách đến lắng nghe để điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn, bên cạnh việc định kỳ và đột xuất tiếp công dân và doanh nghiệp, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị từ cấp ủy, chính quyền, từ đó chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, đúng quy định của pháp luật. Theo đó, trong năm các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có rất nhiều chuyến công tác về cơ sở, đến địa bàn dân cư lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, trực tiếp kiểm tra, thị sát tình hình sản xuất, đời sống người dân; vào nhà máy, đến công trường để nắm bắt đời sống công nhân lao động, tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Trong các chuyến công tác của mình về các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp trong tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ ra tiềm năng, lợi thế cũng như những “điểm nghẽn” trong phát triển, đồng thời gợi mở đường hướng phát triển cho từng địa phương nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Nhất là yêu cầu các địa phương phải chủ động phòng, chống dịch COVID-19, không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên...

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng, tỉnh đã có nhiều giải pháp khơi thông, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, xem đó là một kênh để thúc đẩy việc làm cho người dân trong tỉnh. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng về đầu tư công, đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công với 8.211,7 tỷ đồng trong năm 2021.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Trong thu hút đầu tư, xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội, nên được tỉnh hết sức quan tâm. Dù dịch COVID-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa, nhưng tỉnh vẫn quyết tâm “trải thảm đỏ” mời các nhà đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư được lãnh đạo tỉnh thực hiện linh hoạt bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thực hiện nhiều cuộc tiếp, thương thảo với đại sứ quán nhiều nước, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thể, chính sách của tỉnh để tiếp tục thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư trên địa bàn. Tỉnh cũng nỗ lực chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan chức năng trong tỉnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đi đầu bằng việc cải thiện chất lượng điều hành, cải cách hành chính thông qua các chỉ số PCI, PAR INDEX, PAPI, PCI, DDCI. Vì vậy, năm 2021 tỉnh Thanh Hóa tiếp tục trở thành điểm sáng thu hút đầu tư với 89 dự án, trong đó có 8 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký 24.015 tỷ đồng và 112,7 triệu USD.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Trong các dự án thu hút năm 2021 có 27 dự án có quy mô đầu tư với tổng vốn từ 100 tỷ đồng trở lên. Việc các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư, khởi công các dự án lớn, nhất là những dự án du lịch, dự án công nghiệp như: Dự án Khu du lịch sinh thái Tân Dân, tổng mức đầu tư 3.662 tỷ đồng; Dự án Flamingo Hải Tiến tại xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hóa, tổng mức đầu tư 3.350 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng; Nhà máy Xi măng Đại Dương 2, tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa, tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng; Dự án Quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen Thanh Hóa do tập đoàn Sun Group, tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng… đã khẳng định tầm nhìn chiến lược của tỉnh Thanh Hoá trong quy hoạch phát triển của tỉnh, đó là lấy công nghiệp làm trọng tâm, lấy du lịch làm mũi nhọn đột phá, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước với các dự án quan trọng đang tạo nên một Thanh Hoá năng động, đẳng cấp và phát triển.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Về các giải pháp tăng thu ngân sách, từ đầu năm UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thu ngân sách Nhà nước tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với cơ quan thuế trong công tác thu hồi nợ đọng và xử lý nợ thuế. Thực hiện giao chỉ tiêu phấn đấu, dự toán hàng quý cho các đơn vị kịp thời để chủ động trong thực hiện các biện pháp thu.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Với việc triển khai nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, cho thấy tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng sáng tạo quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Nhất là vào thời điểm kết thúc quý 3 năm 2021, khi ấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa (GRDP) chỉ ở mức 8,06%, cách xa mục tiêu tỉnh đặt ra đầu năm, nhưng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã thảo luận, thống nhất, vẫn kiên định, không điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Tại các hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các hội nghị do tỉnh tổ chức, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đều nhất quán quan điểm chỉ đạo là không hạ mục tiêu tăng trưởng. Đồng chí lưu ý, với các chỉ tiêu đã hoàn thành thì quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch. Những chỉ tiêu khó hoàn thành thì cố gắng để hoàn thành cao nhất có thể. Đó chính là một quyết tâm chính trị, niềm tin cần thiết, cũng chính là sự thôi thúc hành động, khắc phục khó khăn, vượt qua hoàn cảnh để vươn lên. Bởi nếu hạ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 vào thời điểm ấy đồng nghĩa với việc chấp nhận đầu hàng hoàn cảnh, sẽ kéo theo những hệ lụy. Kiên định với mục tiêu tăng trưởng chính là “giữ nhiệt cho cỗ máy” vận hành bình thường, từ đó tìm cơ hội để tăng ga bứt tốc.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Cùng với quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm và hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống dịch bệnh, năm 2021 cũng ghi dấu sự nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa trong việc phối hợp đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Chỉ thời gian ngắn sau khi Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, tỉnh Thanh Hoá đã được Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15. Đây là sự thể chế hóa cao nhất, sinh động nhất Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, từ đó tạo ra xung lực mới để tỉnh thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Đáng nói là Nghị quyết 37 có 8 cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Thanh Hoá, nhiều nhất trong các tỉnh có nghị quyết được Quốc hội thông qua cùng thời điểm. Ngoài những cơ chế, chính sách chung với các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và thành phố Hải Phòng, Thanh Hoá có những chính sách đặc thù riêng. Điều đó cho thấy Trung ương đã thấy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh cũng như khả năng chuyển hóa thành thực tế.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Khép lại năm 2021 đầy khó khăn, tỉnh Thanh Hóa đã có được những con số ấn tượng, nhiều chỉ tiêu cán đích có thể nói là “không tưởng”. Dù tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 chỉ đạt 8,85%, nhưng vẫn là mức cao, xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Có 21/26 chỉ tiêu chủ yếu đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, trong đó nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng vượt xa so với kế hoạch và đạt cao nhất từ trước đến nay như thu ngân sách Nhà nước ước đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% so với dự toán; xuất khẩu ước đạt 5,3 tỷ USD, vượt 33,5% kế hoạch; thành lập mới hơn 3.600 doanh nghiệp, vượt 20% kế hoạch, đứng thứ 4 cả nước. Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước phát triển và khá toàn diện. Năm 2021 tỉnh có thêm 3 đơn vị cấp huyện, 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có thêm 89 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Trong một năm vô cùng khó khăn, cũng là năm đầu tiên của nhiệm kỳ, khối lượng công việc đặt ra rất lớn, nhưng vượt lên tất cả, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã dự báo sát đúng tình hình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo từ sớm, từ xa và hướng mạnh về cơ sở. Cùng với nỗ lực của các cấp, ngành, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh vẫn giữ được ổn định và tiếp tục phát triển. Kết quả ấy đã để lại dấu ấn đậm nét, tạo thêm động lực để tỉnh bước vào năm 2022 với quyết tâm chinh phục những mục tiêu cao hơn.

[E-Magazine] - “Phép thử khắc nghiệt” và dấu ấn nổi trội của Thanh Hóa trong một năm đặc biệt

Nội dung: Việt Ba

Ảnh: Tư liệu

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 1:10:01:2022:15:40

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM