>> Những người Mông “đi ngược” tìm ấm no nơi biên viễn: Chị Dợ vượt nỗi sợ định kiến

Thầy giáo Hoàng Văn Sáu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Thủy nói, Dợ là “hàng hiếm”, vừa đảm đương được chuyên môn, vừa thuần thục công tác phong trào ở trường, ở huyện. Còn tôi, thì Dợ đẹp hơn ở nghị lực, tự mình chống lại những trì trệ, lạc hậu để bảo vệ hạnh phúc cho mình. Và câu chuyện ấy đang được bao chàng trai cô gái Mông truyền tai nhau như một cổ tích đẹp nơi núi rừng biên viễn. Mà ở đó, họ nhìn thấy con đường hôn nhân tươi sáng cho chính mình, cho giống nòi người Mông được cứu rỗi...

>> Những “món hời” từ du lịch cuối năm

Có thể nói, những tháng cuối năm là thời điểm tốt nhất để du khách “săn sale”, với rất nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá đồng loạt ở tất cả các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đây không chỉ là thời điểm để du khách tận hưởng kỳ nghỉ lễ trọn vẹn, với mức giá tốt nhất, đa dạng trải nghiệm nhất và tránh được tình trạng quá tải.

>> Nức tiếng Kẻ Go xưa

Nằm ở trung tâm huyện Thiệu Hóa, dân cư làng Go sống chủ yếu dọc theo hữu ngạn sông Chu, bởi thế nơi đây trên bến dưới thuyền. Chợ Go mỗi tháng họp 12 phiên, phiên nào cũng đông người tứ xứ, hàng hóa từ khắp nơi đổ về: “Mua vải sang làng Phùng Nguyên/ Mua gà, mua lợn là về chợ Go”; “Ta về họp chợ Go ta/ Người buôn kẻ bán thật là vui thay”.

>> Dấu ấn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ở Hoằng Hóa

Về Hoằng Quỳ hôm nay, vẫn là những làng, xóm san sát được hình thành tự bao đời, song nay lại mang một diện mạo hoàn toàn mới: sáng, xanh, sạch, đẹp. “Dân vận khéo” trong vận động XDNTM nâng cao, kiểu mẫu đã giúp địa phương này tạo nên “sức mạnh tập thể” để cải tạo, chỉnh trang cảnh quan, đưa xã về đích NTM nâng cao năm 2023 và đang gấp rút hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu trong năm 2024.

Mời các bạn đón đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 5/10/2024 tại: