Sáng lúa, chiều cây màu vụ đông

Sáng lúa, chiều cây màu vụ đông

Thực hiện phương châm “sáng lúa, chiều cây màu vụ đông”, song song với việc thu hoạch lúa mùa, nông dân các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn… đang tập trung nhân lực, phương tiện, thu hoạch nhanh gọn các trà lúa đã chín và triển khai sản xuất vụ đông.

Thực hiện phương châm “sáng lúa, chiều cây màu vụ đông”, song song với việc thu hoạch lúa mùa, nông dân các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn… đang tập trung nhân lực, phương tiện, thu hoạch nhanh gọn các trà lúa đã chín và triển khai sản xuất vụ đông.

Sáng lúa, chiều cây màu vụ đông

Trong những ngày này, lúa mùa đang chín rộ, bà con nông dân huyện Thiệu Hóa khẩn trương thu hoạch để giải phóng đất, chuẩn bị cho sản xuất vụ đông. Nhờ bám sát lịch khung thời vụ, đưa các giống mới vào sản xuất, cùng với việc chủ động phòng, trừ sâu bệnh nên vụ lúa mùa năm nay, nông dân huyện Thiệu Hóa tiếp tục gặt hái thêm một mùa vàng bội thu. Trên cánh đồng thôn Đồng Bào, xã Minh Tâm, những chiếc máy gặt đập liên hoàn hoạt động hết công suất ngược xuôi qua từng thửa ruộng chín vàng, thu gom lại những bao thóc vàng óng, chắc nịch cho người nông dân.

Không giấu nỗi niềm vui, nông dân Phạm Văn Việt, chia sẻ: “Mặc dù, đầu vụ, lúa bị bệnh vàng lá, nhưng đến giai đoạn lúa trổ gặp thời tiết thuận lợi nên bông nào bông nấy nặng trĩu hạt. Để rút ngắn công lao động và thời gian thu hoạch, chúng tôi thuê máy gặt đập liên hoàn cho nhanh gọn và giải phóng đất làm vụ đông. Vụ này, với 5 sào lúa, gia đình tôi ước tính thu hoạch được gần 2 tấn thóc, tăng 0,2 tấn so với vụ trước”.

Sáng lúa, chiều cây màu vụ đông

Vụ mùa 2022, huyện Thiệu Hóa gieo trồng 7.850 ha lúa, hiện các xã, thị trấn đang khẩn trương thu hoạch và gấp rút chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để sản xuất vụ đông kịp thời vụ. Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Đến ngày 17-9, toàn huyện đã tập trung thu hoạch được hơn 20% diện tích lúa mùa. Việc thu hoạch lúa ở các xứ đồng đều được nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp. Năng suất dự kiến đạt khoảng 61,5 tạ/ha, cao hơn so với vụ chiêm xuân khoảng 1 tạ/ha. Huyện cũng phân bố các trà lúa theo vùng để thu hoạch tập trung, nhằm tạo quỹ đất gieo trồng vụ đông.

Sáng lúa, chiều cây màu vụ đông

Tại huyện Vĩnh Lộc, cùng với thu hoạch lúa mùa, bà con nông dân đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây vụ đông. Hiện toàn huyện đã thu hoạch được hơn 1.000 ha trên tổng số 4.500 ha lúa mùa. Để thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa chín, địa phương đã huy động thêm máy gặt lúa từ nơi khác vào địa bàn để đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, giám sát chặt chẽ mức giá thu gặt lúa của các chủ phương tiện, tránh tình trạng nâng ép giá và hiện tượng bảo kê máy, giữ ruộng. Sẵn sàng huy động các lực lượng giúp Nhân dân thu hoạch khi cần thiết. Theo kế hoạch vụ đông, huyện gieo trồng 2.600 ha cây màu các loại, trong đó có 1.300 ha ngô, 10 ha lạc, 50 ha khoai lang và 1.240 ha rau màu. Với phương châm “sáng lúa, chiều cây màu vụ đông”, huyện tích cực vận động bà con đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Đến ngày 17-9 toàn huyện đã gieo trồng được 1.300 ha, đạt 50% diện tích cây vụ đông theo kế hoạch. Để đạt kết quả này, ngay từ cuối tháng 8-2022, huyện đã xây dựng khung lịch thời vụ và các phương án sản xuất cụ thể từng xứ đồng nhằm mở rộng diện tích cây hàng hóa tập trung, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tuyên truyền để nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất cây màu vụ đông. Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng...

Sáng lúa, chiều cây màu vụ đông

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, dự kiến trong tháng 9-2022, toàn tỉnh sẽ có hơn 80% diện tích trong tổng số hơn 114.000 ha lúa mùa cho thu hoạch, năng suất trung bình ước đạt 56 - 57 tạ/ha, cao hơn so với vụ mùa trước; riêng các huyện trọng điểm lúa đạt 59- 60 tạ/ha. Tính đến ngày 15-9, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được 35.300 ha lúa mùa, đạt 30,7% diện tích lúa mùa đã chín. Hiện thời tiết khá thuận lợi cho việc thu hoạch lúa, nhưng qua kiểm tra, đánh giá, tiến độ thu hoạch ở một số địa phương vẫn còn chậm.

Ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Đến thời điểm này lúa đã chín 40% diện tích, chủ yếu là lúa trà sớm và cực sớm, nhưng mới thu hoạch được 20%. Vì vậy, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện động viên bà con tập trung nhân lực, phương tiện, tranh thủ thời tiết thuận lợi thu hoạch lúa mùa, tạo quỹ đất để tiến hành gieo trồng cây màu vụ đông trong khung thời vụ sớm nhất. Đối với cây lúa khi đã chín trên 80%, tập trung hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi huy động máy móc, nhân lực tổ chức thu hoạch nhanh, gọn với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để đảm bảo an toàn và tạo quỹ đất gieo trồng cây vụ đông. Cùng với đó, theo dõi diễn biến của thời tiết, đôn đốc, hướng dẫn nông dân triển khai các biện pháp bảo vệ lúa mùa, đối với những diện tích lúa chưa đủ điều kiện thu hoạch, xảy ra trường hợp đổ ngã phải kịp thời dựng buộc, tránh hiện tượng bông lúa bị ngâm nước, mọc mầm.

Sáng lúa, chiều cây màu vụ đông

Xác định vụ đông là 1 trong 3 vụ sản xuất chính, góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất và thu nhập cho nông dân, ngay từ khi xây dựng kế hoạch sản xuất vụ mùa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu diện tích cho từng địa phương trong tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu mục tiêu gieo trồng 50.000 ha cây vụ đông trở lên với tổng giá trị đạt 3.550 tỷ đồng, trung bình 1 ha cho thu nhập 75 triệu đồng. Để đạt được mục tiêu này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý các địa phương cần đảm bảo thời vụ và cơ cấu giống trong sản xuất vụ đông. Tính đến ngày 15-9, toàn tỉnh đã gieo trồng vụ đông 2022 - 2023 được 3.398,5 ha; trong đó, ngô 1.671,5 ha, lạc 549,5 ha và khoai lang, rau đậu các loại 1.177,5 ha. Hiện các địa phương đang tích cực trồng nhóm cây ưa ấm kết thúc trước 10-10; nhóm cây ưa lạnh trồng sau tháng 10-2022. Các điạ phương tính toán và khuyến cáo quy mô từng loại cây trồng, bố trí rải vụ phù hợp để đảm bảo nguồn cung, đẩy mạnh liên kết sản xuất cây xuất khẩu và có giá trị hàng hóa cao. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt của Trung ương, chính sách của tỉnh về khuyến khích tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi, tích tụ tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các cơ chế chính sách khác...

Hải Đăng

Xuất bản: 0:18:09:2022:10:29

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM