Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên, học viên (HSSV, HV), nhà trường đã có bước tiến triển mạnh mẽ trên tất cả các bình diện, đã tạo dựng những tiền đề căn bản để đảm bảo sự vận hành theo tiêu chuẩn của một trường đại học có tính chất khu vực và đào tạo đa ngành. Hoạt động đào tạo không ngừng được đẩy mạnh, công tác phát triển đội ngũ thường xuyên được củng cố, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế được tăng cường, từng bước khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Cách đây đúng 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1221/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật Thanh Hóa. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển, mở ra một sứ mạnh mới cho nhà trường khi trở thành cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên cả 3 lĩnh vực: Văn hóa - Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch. Trong những năm qua, nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ VH,TT&DL, đặc biệt là sự tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như sự hợp tác có hiệu quả, chất lượng, theo chiều sâu với các đối tác trong và ngoài nước, nhà trường đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, từng bước hội nhập tốt với hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và khu vực.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Nằm ngay cửa ngõ phía Nam Thành phố Thanh Hóa, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã trải qua 10 năm xây dựng và phát triển với những thay đổi to lớn về tầm vóc và vị thế. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học từng bước được xã hội thừa nhận. Trường luôn tự hào là địa chỉ tin cậy, cung cấp hàng ngàn lao động có tay nghề cao trong các lĩnh vực quản lý văn hóa, quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch và biểu diễn nghệ thuật...Trường đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu góp phần tham gia tư vấn chính sách phục vụ địa phương, chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn xã hội, công bố quốc tế và xuất bản ấn phẩm KH&CN có chỉ số... góp phần thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và đất nước. Ban lãnh đạo nhà trường đã tập trung lãnh đạo thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, không ngừng mở rộng và đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề, trình độ đào tạo và bồi dưỡng; ổn định quy mô đào tạo gắn với tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. Tốc độ chuẩn hóa đội ngũ giảng viên đạt chuẩn trình độ tiến sĩ có sự chuyển biến mạnh mẽ; Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo khang trang, hiện đại và đồng bộ; Hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp và đối tác quốc tế không ngừng được tăng cường và đạt hiệu quả tích cực.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Vào thời điểm mới được nâng cấp thành trường đại học, nhà trường đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trăm bề: số lượng người học, ngành học ít; cơ sở vật chất thiếu thốn; chất lượng đội ngũ giảng viên, kinh nghiệm quản trị nhà trường còn hạn chế, hoạt động hợp tác mới chỉ dừng lại ở việc liên kết đào tạo với một số trường khối Văn hóa- Nghệ thuật…Nói cách khác, nền tảng ban đầu đối với một trường đại học địa phương có chức năng đào tạo vùng như vậy là rất thấp. Song bằng sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sự hỗ trợ đặc biệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa và các ban ngành Trung ương, địa phương trong giai đoạn đầu mới thành lập cùng sự nỗ lực, chung sức chung lòng của cả đội ngũ, Trường đã từng bước khắc phục những tồn tại, vượt qua những khó khăn ban đầu và đến nay dần tạo dựng được dấu ấn để tự khẳng định mình trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Nếu như năm 2012 Trường mới chỉ có 6 ngành đào tạo trình độ đại học thì đến nay đã có 17 ngành đào tạo đại học, 2 chuyên ngành thạc sĩ. Quy mô người học giai đoạn 2008-2011 đạt trung bình 1.600-1.800 SV/năm thì trong giai đoạn 2012-2020, số lượng người học của Trường luôn giữ mức ổn định từ 3.400- 3.600 SV/năm. Đặc biệt, lần đầu tiên nhà trường đón nhận số lượng Lưu học sinh Lào với hơn 300 sinh viên, học viên cả diện hiệp định lẫn tự túc theo học Tiếng Việt, đại học, thạc sĩ. Thị trường đào tạo của Trường nhanh chóng được mở rộng ở khắp cả nước như Bạc Liêu, Trà Vinh, Cần Thơ, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình, Hưng Yên. Các cấp độ, loại hình đào tạo được đa dạng hóa từ đại học chính quy, liên thông chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ, đào tạo bồi dưỡng, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo sau đại học...Trường đã trở thành địa chỉ tin cậy để các tập đoàn lớn như: FLC, Vin Group, Sun Group...tìm đến hợp tác, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cam kết sử dụng nhân lực sau tốt nghiệp.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Trong giai đoạn đầu, cơ sở vật chất tại địa chỉ 20 Nguyễn Du, Tp Thanh Hóa chưa đầy 1.5ha; công sở, phòng học còn chật hẹp, thiếu thốn thì đến nay với diện tích 7.2ha đóng trên địa bàn có vị trí thuận lợi ở Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa với hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và đồng bộ, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu dạy- học và nghiên cứu đối với một trường đại học đa ngành có tính đặc thù.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Đội ngũ nhân sự có bước chuyển biến vượt bậc cả về số lượng và trình độ. Thời điểm trước khi Trường được nâng cấp, đội ngũ còn tương đối mỏng, quy mô chỉ từ 60- 65 CBGV và số người có học hàm, học vị cao rất ít thì đến nay quy mô CBGV đã tăng trên 300%, đạt 241 CBGV so với giai đoạn 2005- 2010. Đến thời điểm hiện tại, Trường đã xây dựng ổn định đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán cho các đơn vị, chuẩn hóa trình độ theo Điều lệ trường đại học (Tiến sĩ trở lên) đối với hầu hết các chuyên ngành đào tạo. Sự gia tăng số lượng tiến sĩ chuyên ngành hằng năm và nhiều giảng viên của Trường vinh dự được nhận học hàm Phó giáo sư, các danh hiệu cao quý như Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, giảng viên cao cấp, giảng viên chính của nhà nước trong 10 năm qua là minh chứng khẳng định sự phát triển về chất cũng như uy tín nghề nghiệp, thành tựu trong giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường đã được xã hội thừa nhận. Trường luôn xem nguồn lực con người và chất xám là những tiền đề căn bản để hướng tới phát triển bền vững.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường đã có bước thay đổi căn bản. Tháng 7/2017, Tạp chí khoa học có chỉ số ISSN của Trường được ra mắt. Từ 2015 đến nay đã hình thành căn bản nhóm nghiên cứu chuyên sâu, đảm bảo tiềm lực về đội ngũ và uy tín khoa học để thực hiện tốt các nhiệm vụ KH&CN do tỉnh đặt hàng. Ngày càng nhiều giảng viên trẻ tham gia vào đội ngũ nghiên cứu với các công trình có tính ứng dụng cao. Số lượng các sách chuyên khảo, tài liệu chuyên ngành và bài báo quốc tế có chỉ số ISI, Scopus tăng lên hàng năm. Nhiều hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh do Trường tổ chức đã nhận được sự quan tâm từ các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đây là những tín hiệu hết sức tích cực để đưa khoa học hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng của Trường phục vụ tốt hoạt động dạy- học cũng như tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương, đất nước.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Hoạt động HTQT của Trường có những bước phát triển vượt bậc. Trước năm 2011, nhà trường chưa có hoạt động hợp tác quốc tế với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Tuy nhiên trong 10 của trường đại học, nhà trường đã chủ động tìm kiếm, phát triển và duy trì các đối tác phù hợp với hoạt động chuyên môn như: Đại học MinSCAT (Philippines), Đại học Nakhon Phanom (Thái Lan) và Đại học Zielona Goza (Ba Lan), Đại học Gacheon, Daejin (Hàn Quốc), Học viện Quản trị du lịch (Thụy Sỹ). Đây là những cơ sở giáo dục có các lĩnh vực đào tạo khá uy tín về âm nhạc, mỹ thuật, du lịch...Năm 2019, Trung tâm đào tạo Tiếng Hàn được thành lập tại Trường trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Đại học Daejin của Hàn Quốc và nhiều chương trình đào tạo chuẩn hóa giảng viên các ngành âm nhạc, mỹ thuật, du lịch của Trường ở Ba Lan, Thụy Sỹ cũng như việc cải thiện năng lực ngoại ngữ (Tiếng Anh) cho giảng viên Trường qua các chương trình bồi dưỡng là minh chứng khẳng định con đường hợp tác quốc tế là cách đi nhanh nhất để một trường đại học đi sau đón đầu được xu thế phát triển giáo dục đại học của thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Trong 10 năm xây dựng và phát triển, trên cơ sở nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về cả những mặt thuận lợi, những thách thức đối với một trường đại học có tuổi đời còn non trẻ, đòi hỏi phải có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của cả tập thể đội ngũ dưới sự tiên phong của Ban giám hiệu và tập thể lãnh đạo Trường cùng sự đồng lòng, đoàn kết của toàn thể CBGV, viên chức, người lao động, HSSV, HV...vị thế và uy tín của Trường từng bước đã được xã hội thừa nhận. Thành quả đó có được là sự cộng hưởng của công tác hoạch định tầm nhìn trung và dài hạn cũng như việc đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra theo từng năm học. Đó là việc kiện toàn bộ máy tổ chức, quản trị trường đại học vào giai đoạn 2011-2015; quy hoạch đội ngũ giảng viên chuyên ngành, trưởng bộ môn, trưởng khoa theo Điều lệ trường đại học trong thời kỳ 2015-2020. Tận dụng tối đa hiệu quả từ nguồn hỗ trợ của Tỉnh trong giai đoạn đầu của trường đại học để hoàn thành công tác biên soạn giáo trình, thúc đẩy hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nâng cao năng lực CBGV. Có thể nói, giai đoạn 2012-2020 là thời kỳ Trường dành toàn bộ nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Sự cống hiến, nỗ lực bền bỉ của các thế hệ lãnh đạo, tập thể CBGV, sinh viên của Nhà trường trong 10 năm qua đã và đang đặt những “viên gạch hồng” để tạo dựng nền tảng vững chắc xây dựng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa trở thành một cơ sở giáo dục đại học có uy tín và vị thế trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam và khu vực.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đã đạt được trong một thập kỷ xây dựng và phát triển, Trường sẽ tiếp nối những thành công của giai đoạn trước trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực nội sinh cũng như tranh thủ hiệu quả các nguồn lực ngoại sinh để sớm đưa nhà trường trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch xứng tầm trong nước theo Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 đến 2025, tầm nhìn đến 2035 đã đề ra.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: 10 năm xây dựng và phát triển

Lê Thanh Hà- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Thiết kế: MH

Xuất bản: 5:16:07:2021:08:52

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM