(Baothanhhoa.vn) - Sau hai năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Yên Định đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ hoạt động CĐS trên 3 trụ cột chính “Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số” đã đạt được kết quả tích cực.

Yên Định: Nhiều mô hình chuyển đổi số đi vào thực tiễn

Sau hai năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Yên Định đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ hoạt động CĐS trên 3 trụ cột chính “Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số” đã đạt được kết quả tích cực.

Yên Định: Nhiều mô hình chuyển đổi số đi vào thực tiễnLãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo huyện Yên Định và các đại biểu thăm mô hình CĐS trong ngày hưởng ứng CĐS quốc gia năm 2023.

Yên Định là địa phương tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn để nâng cao nhận thức về CĐS. Đến nay, 100% Ban Chỉ đạo CĐS huyện, cấp xã và 149 tổ công nghệ số cộng đồng, với hơn 600 thành viên đã được tập huấn trực tiếp, tập huấn trên các nền tảng khác. Đây là lực lượng hạt nhân, nòng cốt, “cánh tay nối dài” trong việc thực hiện nhiệm vụ CĐS. Năm 2022, huyện có 4 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận hoàn thành CĐS cấp xã và huyện Yên Định được xếp hạng thứ 5 toàn tỉnh về CĐS cấp huyện, trong đó có một số mô hình CĐS thí điểm thành công, như mô hình “3 không”, “thôn thông minh”.

Điển hình như xã Định Hưng đã triển khai việc check icloud mã QR-code để tra cứu thông tin, thay vì nghe cán bộ giải thích hoặc tìm tài liệu theo phương pháp thủ công... Ngoài ra xã cũng triển khai mô hình quét mã QR-code giới thiệu về lịch sử, văn hóa của địa phương cũng như sơ đồ các ngõ xóm; mã QR-code giới thiệu về lịch sử đảng bộ xã, lịch sử các làng, lịch sử các điểm di tích, lịch sử hình thành phát triển các trường học, trạm y tế; mã QR-code về danh sách hộ dân như bản đồ điện tử được treo ở nhà văn hóa, đầu các ngõ xóm để du khách, Nhân dân đến giao dịch có thể tìm kiếm thông tin hộ, nhân khẩu, số điện thoại, thành viên trong hộ... Đây là một trong những hình thức tiếp cận hiện đại qua việc thực hiện CĐS giúp người dân có thông tin nhanh, chính xác hơn.

Ngoài ra, xã Định Hưng còn xây dựng một số mô hình CĐS, như: mô hình “3 không” gồm: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền; mô hình “Thôn thông minh”; mô hình “Thứ 2 ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn” nhằm giao dịch thực hiện các thủ tục hành chính bằng cách tạo ra bộ mã QR-code để Nhân dân quét và thực hiện theo hướng dẫn. Từ các mô hình này, 100% thủ tục hành chính được thực hiện qua môi trường mạng và các thủ tục hành chính liên thông.

Đối với xã Định Long, CĐS được thực hiện chủ yếu trong cải cách thủ tục hành chính, lĩnh vực kinh tế số, xã hội số. 100% các văn bản được tạo lập trên môi trường mạng, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được tiếp nhận và xử lý trên phần mềm “Một cửa điện tử”. Trong các hội nghị, văn bản, tài liệu được chuyển lên nhóm zalo, chuyển thành mã QR-code để mọi người dễ truy cập. Xã có hệ thống camera giám sát để người dân tiện theo dõi, phát hiện, phản hồi với chính quyền địa phương; sử dụng điện thoại thông minh kết nối hệ thống đài truyền thanh xã. Thu âm, lọc giọng nói, phát thanh thông qua điện thoại thông minh.

Thực tiễn cho thấy, trong quá trình CĐS, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Yên Định có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp, như xã Yên Thái thực hiện chữ ký số cá nhân; thị trấn Yên Lâm triển khai mô hình “Thứ 2 ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn" và ứng dụng mã QR-code để tra cứu thông tin giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa và trả kết quả; số hóa các di tích lịch sử, truyền thanh thông minh và mô hình camera an ninh, chợ 4.0 tại thị trấn Quán Lào, xã Định Hòa, Định Tân... Việc không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu ở nhiều xã, thị trấn đều có mã QR-code tại các chợ/cửa hàng/điểm thanh toán tiền điện/trường học, cơ quan, hộ kinh doanh, tiểu thương... giúp người dân giao dịch thuận lợi.

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở, công tác CĐS trên địa bàn huyện tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có 25/26 xã, thị trấn đã có chuyên trang, chuyên mục CĐS trên cổng thông tin điện tử. Công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, cổng/trang thông tin điện tử được tăng cường. Hạ tầng viễn thông được xây dựng và phát triển đảm bảo kết nối thông suốt với 168 điểm phát/26 xã, thị trấn phục vụ các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng của người dân tại các địa điểm quan trọng, như: nhà văn hóa, điểm di tích, khu du lịch... Toàn huyện có 20 hệ thống/349 điểm/799 mắt camera an ninh được lắp đặt tại 20 xã, thị trấn và 27 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông/26 xã, thị trấn đã trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ triển khai các dịch vụ CĐS. Năm 2023, UBND huyện phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phát động hưởng ứng ngày CĐS quốc gia với các hoạt động phong phú và kết nối với Mobifone Thanh Hóa tặng mô hình số hóa khu du lịch bằng công nghệ thực tế ảo VR360 trên ứng dụng du lịch thông minh trị giá 200 triệu đồng; VNPT Thanh Hóa trao tặng nền tảng quản lý thư viện số cho 16 trường học trên địa bàn huyện. CĐS trên lĩnh vực kinh tế, huyện có 12/17 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đã đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn...

Bài và ảnh: Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]