(Baothanhhoa.vn) - Trung tâm Huyết học - Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) có 3 đơn nguyên: Phòng xét nghiệm huyết học; truyền máu; huyết học lâm sàng điều trị các bệnh về máu, với nhiệm vụ làm xét nghiệm huyết học phục vụ 2.000 bệnh nhân nội trú và 1.000 bệnh nhân ngoại trú/ngày; tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất chế phẩm cung cấp máu cho tất cả các bệnh viện trong tỉnh; nâng cao chất lượng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khám điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu... Đồng thời tổ chức thu gom, tiếp nhận, xét nghiệm, sàng lọc, bảo quản, lưu trữ máu theo đúng quy định; bảo đảm an toàn trong cung cấp máu, chế phẩm máu an toàn đáp ứng nhu cầu điều trị, cấp cứu...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trung tâm Huyết học - Truyền máu nỗ lực để có máu an toàn cứu người

Trung tâm Huyết học - Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) có 3 đơn nguyên: Phòng xét nghiệm huyết học; truyền máu; huyết học lâm sàng điều trị các bệnh về máu, với nhiệm vụ làm xét nghiệm huyết học phục vụ 2.000 bệnh nhân nội trú và 1.000 bệnh nhân ngoại trú/ngày; tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất chế phẩm cung cấp máu cho tất cả các bệnh viện trong tỉnh; nâng cao chất lượng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khám điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu... Đồng thời tổ chức thu gom, tiếp nhận, xét nghiệm, sàng lọc, bảo quản, lưu trữ máu theo đúng quy định; bảo đảm an toàn trong cung cấp máu, chế phẩm máu an toàn đáp ứng nhu cầu điều trị, cấp cứu...

Trung tâm Huyết học - Truyền máu nỗ lực để có máu an toàn cứu người

Kỹ thuật viên Trung tâm Huyết học – Truyền máu vận hành hệ thống xét nghiệm NAT.

Trong những năm qua, trung tâm đã củng cố, nâng cao chất lượng xét nghiệm; triển khai kỹ thuật mới trong tế bào, tổ chức học; đông máu; miễn dịch... giúp cho việc chẩn đoán xác định các bệnh về chuyên khoa, nhất là chuyên khoa bệnh về máu bảo đảm chính xác; triển khai thực hiện các tiêu bản xét nghiệm vượt kế hoạch được giao. Công tác tiếp nhận và cung ứng máu cũng được trung tâm thực hiện hiệu quả. Trung tâm đã phối hợp với ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện của tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hiến máu; triển khai việc tiếp nhận tiểu cầu máu, thành lập câu lạc bộ (CLB) tiểu cầu tại các trường đại học, cao đẳng, thành lập CLB nhóm máu hiếm,... Bên cạnh đó, trung tâm còn được đầu tư mua sắm nhiều phương tiện, máy móc, đào tạo kỹ thuật viên thành thạo về kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt nhất đối với người hiến máu; tham mưu cho Sở Y tế điều động thêm nhân lực từ các bệnh viện trong ngành cùng tham gia nhân lực trong các đợt tổ chức hiến máu. Thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường truyền máu một cách an toàn, theo đúng Quy chế truyền máu.

5 tháng đầu năm 2019, trung tâm đã tiếp nhận hơn 10.000 đơn vị máu, sản xuất được 20.000 đơn vị máu và các chế phẩm từ máu an toàn. Ngoài cung cấp máu cho cấp cứu và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, máu còn được lưu trữ tại trung tâm huyết học để cung cấp cho tất cả các bệnh viện trong tỉnh.

Để bảo đảm an toàn truyền máu bằng rút ngắn giai đoạn cửa sổ, từ đầu năm 2019, trung tâm đã triển khai kỹ thuật NAT trong xét nghiệm sàng lọc máu đã nâng tầm an toàn truyền máu lên một bước quan trọng, bảo đảm an toàn truyền máu cho người bệnh gần như tuyệt đối.

BSCK II Nguyễn Huy Thạch, giám đốc trung tâm cho biết: Kỹ thuật NAT phát hiện dựa trên nguyên tắc nhân bản gien đích. Kỹ thuật này có độ nhạy cao cho phép phát hiện và nhân bản đặc hiệu theo hàm mũ các trình tự đích của tác nhân gây bệnh từ một lượng nhỏ vi rút. Do đó, cho phép phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh. NAT là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, mở ra kỷ nguyên mới bảo đảm an toàn truyền máu, cung cấp nguồn máu an toàn, kịp thời với việc thực hiện trên máy xét nghiệm sinh học phân tử hoàn toàn tự động sàng lọc vi rút viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và HIV cho độ chính xác, độ nhạy cao. Kỹ thuật này đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc rút ngắn thời gian cửa sổ phát hiện các vi rút. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng chiếm khoảng 0,25%, viêm gan B và C chiếm 2,5 đến 25% thì kỹ thuật này đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Đáng chú ý, kỹ thuật NAT có thể được sử dụng để phát hiện đồng thời HIV, HBV và HCV thông qua một xét nghiệm trong thời gian bốn đến năm giờ, bảo đảm an toàn cho đơn vị máu truyền. Việc áp dụng thành công kỹ thuật xét nghiệm NAT đánh dấu một bước tiến mới trong việc bảo đảm an toàn truyền máu cho người bệnh bằng việc rút ngắn thời gian phát hiện vi rút gây bệnh có trong máu.

Được biết, từ 27-10-2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ký kết và tham gia thực hiện Dự án Bệnh viện Vệ tinh chuyên ngành huyết học - truyền máu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Hiện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã bố trí sắp xếp đủ cán bộ để tiếp nhận các gói đào tạo chuyển giao các kỹ thuật về xét nghiệm, huyết học truyền máu, di truyền, sinh học phân từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương; hoàn thành việc xây dựng lắp đặt cơ sở vật chất trang thiết bị cho trung tâm huyết học – truyền máu mới để triển khai các dịch vụ kỹ thuật sau đào tạo chuyển giao kỹ thuật...

Ông Hoàng Hữu Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chia sẻ: Trước đây, khoảng một nửa bệnh nhân huyết học và truyền máu đơn thuần chỉ đến truyền máu và thải sắt, số lượng bệnh nhân mắc bệnh máu chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị cao (năm 2016 là 113; năm 2017 là 481 bệnh nhân và năm 2018 là 332 bệnh nhân), nguyên nhân là cơ sở vật chất trang thiết bị nhân lực làm công tác điều trị bệnh máu còn hạn chế. Việc, bệnh viện hoàn thành đưa vào sử dụng trung tâm huyết học – truyền máu mới, từ đó sẽ triển khai điều trị các bệnh máu phù hợp, giúp bệnh nhân được hưởng dịch vụ một cách tốt nhất. Cụ thể, trong tháng 7-2019, tại trung tâm sẽ mở các phòng khám ngoại trú cấp phát thuốc cho bệnh nhân; tháng 10 tới sẽ triển khai kỹ thuật lâm sàng gạn tách tế bào điều trị (bạch cầu, tiểu cầu) và đầu tư hệ thống xét nghiệm di truyền phân tử, máy ly tâm lạnh rút ngắn thời gian sản xuất chế phẩm máu để bảo đảm chất lượng tốt hơn..., hướng tới sẽ vận chuyển máu định kỳ đến các bệnh viện trong tỉnh; áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm an toàn trong sàng lọc, tránh lây truyền các bệnh qua đường máu, bảo đảm an toàn truyền máu, cung cấp nguồn máu theo tiêu chuẩn và kịp thời.

Bài và ảnh: Hà Bắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]