(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS tập trung vào những đối tượng có nguy cơ cao, như người nghiện chích ma túy, gái mại dâm; tổ chức các hoạt động hỗ trợ tư vấn, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

TP Thanh Hóa với công tác phòng, chống HIV trong cộng đồng

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS tập trung vào những đối tượng có nguy cơ cao, như người nghiện chích ma túy, gái mại dâm; tổ chức các hoạt động hỗ trợ tư vấn, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng...

TP Thanh Hóa với công tác phòng, chống HIV trong cộng đồngĐược điều trị bằng thuốc ARV, nhiều bệnh nhân trên địa bàn TP Thanh Hóa sống hòa nhập, tích cực tham gia công tác xã hội và lao động tại cộng đồng.

Tính đến ngày 31-5-2020, lũy tích số người nhiễm HIV ở TP Thanh Hóa 1.208 người (lũy tích bệnh nhân AIDS là 1.192 người), 26 người đã tử vong. Công tác phòng, chống HIV/AIDS trong năm qua đã được quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của các ngành, các tổ chức đoàn thể, bước đầu đã hạn chế được tốc độ gia tăng, góp phần giữ vững trật tự xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn. Các hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, đặc biệt là giám sát hành vi của các nhóm có hành vi nguy cơ cao như: Tiêm chích ma túy, mại dâm, nhóm dân cư biến động, thanh niên, phụ nữ có thai và gia đình người nhiễm; các hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị thuốc kháng virus được tăng cường hơn. Duy trì và đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Triển khai thực hiện đồng bộ hoạt động các dự án, có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp. Ngoài chương trình mục tiêu quốc gia, Trung tâm Y tế thành phố còn tiếp tục triển khai các dự án phòng, chống HIV/AIDS gồm: DA QTC; DA VAVC-US CDC; UNICEP; WHO (chương trình Methadone, chương trình mục tiêu 90-90-90). Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe đã được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Nhận thức về HIV/AIDS và biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng đã được nâng lên một cách rõ rệt. Sau 15 năm thực hiện can thiệp mạnh đến đối tượng nguy cơ cao tình hình bệnh dịch HIV/AIDS trên địa bàn thành phố đã được kiểm soát tốt. Từ bình quân mỗi năm phát hiện trên 100 người nhiễm HIV mới, trong 5 năm 2015-2020 phát hiện mới trên 120 người (5 tháng đầu năm 2020 phát hiện 4 người). Các hoạt động can thiệp giảm tác hại của HIV/AIDS, hoạt động giám sát, hoạt động truyền thông... đã được xã hội hóa và mang tính chất đa ngành, với sự tham gia tích cực của cộng đồng và các tổ chức xã hội. Vấn đề phân biệt đối xử và kỳ thị của người thân, gia đình và cộng đồng đối với người nhiễm HIV đã được cải thiện, góp phần làm giảm tốc độ gia tăng của đại dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Bác sĩ Lê Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa cho biết: Xác định việc nâng cao nhận thức cho người dân là yếu tố quan trọng để công tác phòng, chống lây nhiễm HIV trên địa bàn đạt hiệu quả, Trung tâm Y tế thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về các hoạt động, dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng được tiếp cận với dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đang triển khai tại địa phương. Đồng thời, nâng cao kiến thức về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, lợi ích của việc xét nghiệm phát hiện lây nhiễm, lợi ích của việc điều trị bằng thuốc ARV, methadone. Qua đó, giúp người dân giảm sự phân biệt, kỳ thị đối với những người bị nhiễm bệnh, động viên, giúp đỡ họ phát triển kinh tế gia đình, hòa nhập cộng đồng.

Phường Đông Hương là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS. Đến thời điểm hiện tại, phường đang quản lý 39 người nhiễm HIV/AIDS, đang điều trị bằng thuốc ARV và sống hòa nhập, tích cực tham gia công tác xã hội và lao động tại cộng đồng. Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Đông Hương chia sẻ: Trạm đã phối hợp với tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, các trường học... tuyên truyền nâng cao kiến thức phòng chống HIV/AIDS trong các buổi họp thôn, phố, sinh hoạt chi hội, hoạt động ngoại khóa của các nhà trường... Bên cạnh đó, cán bộ y tế luôn quan tâm, thăm hỏi, động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các trường hợp bị nhiễm bệnh; vận động các hội viên phụ nữ có chồng là người nghiện ma túy đi xét nghiệm để kịp thời điều trị, vận động các đối tượng nghiện ma túy uống methadone; vận động các trường hợp bỏ trị quay lại điều trị bệnh...

Tình hình dịch HIV/AIDS của TP Thanh Hóa đã giảm hơn so với nhiều năm trước, tuy nhiên diễn biến của dịch vẫn khó lường, khó kiểm soát và chứa đựng nhiều yếu tố nguy cơ. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS, TP Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với các hình thức truyền thông trực tiếp, vận động người dân thực hiện các quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, tư vấn xét nghiệm; tăng cường can thiệp giảm tác hại cho người nhiễm HIV. Đồng thời chú trọng nâng cao năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS; tạo điều kiện để người nhiễm HIV được tiếp cận các dịch vụ dự phòng, can thiệp, bảo hiểm y tế và đặc biệt là điều trị ARV...

Bài và ảnh: Hà Bắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]