(Baothanhhoa.vn) - Bảo hiểm y tế (BHYT) mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng. Nhằm hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác vận động, tuyên truyền Nhân dân tham gia BHYT, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7:

Tiến nhanh tới bảo hiểm y tế toàn dân

Tiến nhanh tới bảo hiểm y tế toàn dân

Chất lượng dịch vụ y tế cơ sở ngày càng được nâng cao, tạo sự hài lòng cho người có thẻ BHYT. Trong ảnh: Chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn. Ảnh: Tô Hà

Bảo hiểm y tế (BHYT) mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng. Nhằm hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác vận động, tuyên truyền Nhân dân tham gia BHYT, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế.

Quỹ BHYT đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo chăm sóc sức khỏe Nhân dân, giúp người dân khi bị ốm đau, tai nạn không bị rơi vào cảnh nghèo đói. Trong những năm qua đã có hàng triệu bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng, chi phí lớn được quỹ BHYT chi trả, chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 đến ngày 18-6-2020, quỹ BHYT đã chi trả cho gần 100 bệnh nhân nặng có chi phí khám, chữa bệnh (KCB) đặc biệt cao (trong đó, có 58 bệnh nhân có tổng chi phí trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị nội trú; 12 bệnh nhân có tổng chi phí từ trên 2 tỷ đồng/đợt điều trị). Rõ ràng, tham gia BHYT với mức đóng không cao nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn, người tham gia BHYT được KCB chu đáo, không phân biệt giàu, nghèo, cùng với đó là việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người có thẻ BHYT tiếp cận tối đa các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến. Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được quỹ BHYT chi trả khi KCB đúng tuyến, người có thẻ BHYT khi đi KCB đúng tuyến được quỹ BHYT chi trả 80% đến 100% chi phí KCB theo phạm vi và quyền lợi hưởng tùy thuộc vào nhóm đối tượng.

Với ý nghĩa đó, công tác thực hiện chính sách BHYT luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, định hướng trong việc thực hiện chính sách BHYT bền vững, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân, không chỉ cần đạt độ bao phủ số người tham gia mà còn cần bảo đảm chất lượng, công bằng và hiệu quả cho người dân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao. Tính đến hết tháng 5-2020, toàn tỉnh có trên 3,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 87,6% dân số. Để đạt được con số ấn tượng trên, bên cạnh sự quan tâm, vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền, thì công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHYT luôn được BHXH tỉnh đẩy mạnh, giúp người dân dần nhận thức đầy đủ hơn về bản chất nhân văn của BHYT từ đó chủ động tham gia như một biện pháp hữu hiệu dự phòng chăm lo sức khỏe cho cá nhân cũng như các thành viên trong gia đình. Hình thức tuyên truyền có nhiều đổi mới, đa dạng hóa, phù hợp hơn với các nhóm đối tượng như nông dân, người cận nghèo, học sinh, sinh viên, người lao động và chủ sử dụng lao động. Sau 6 năm thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 có nhiều thuận lợi như mở rộng quyền lợi KCB BHYT, tăng mức hưởng của một số đối tượng, đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công, người thuộc diện bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện chính sách BHYT vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Đơn cử, nhận thức về vai trò của BHYT có nơi còn chưa đầy đủ; công tác chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn thiếu quyết liệt; nhiều doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động còn trốn đóng, nợ đóng BHYT của người lao động; tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT vẫn chưa được khắc phục triệt để... Thực tế cho thấy chất lượng dịch vụ KCB BHYT đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân; có sự chênh lệch giữa các tuyến, các vùng; thái độ giao tiếp ứng xử của một bộ phận cán bộ chưa tốt... đã làm ảnh hưởng đến công tác phát triển BHYT. Vì thế, để thực hiện thành công lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia BHYT; nâng cao chất lượng KCB BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu KCB của người tham gia BHYT vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức.

Chăm lo sức khỏe là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội và của bản thân mỗi người dân, do đó việc tham gia BHYT là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân. Thực hiện BHYT toàn dân có nghĩa là mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Để tiến nhanh tới BHYT toàn dân, BHXH tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp, song hành với đó là sự phối hợp, chung tay của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Ngày BHYT Việt Nam 1-7 năm nay, với chủ đề truyền thông: “Thực hiện nghiêm Luật BHYT hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”, nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT, BHXH tỉnh tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình tiến tới thực hiện BHYT toàn dân. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về chất lượng các dịch vụ của y tế cơ sở; có sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên để người dân tin tưởng, KCB ở tuyến tỉnh và tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB BHYT, kịp thời cập nhật dữ liệu lên Cổng thông tin giám định điện tử nhằm minh bạch trong quản lý và chia sẻ sử dụng thông tin giữa các cơ sở y tế và cơ quan BHXH. Đồng thời, quan tâm triển khai hiệu quả công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ở tuyến cơ sở với mô hình bác sĩ gia đình và xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản trong KCB và điều trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách và pháp luật của BHYT, BHXH để người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị hiểu về lợi ích, trách nhiệm và quyền lợi, chủ động tích cực tham gia BHYT. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHYT. Nâng cao hơn nữa năng lực, trách nhiệm của đội ngũ viên chức người lao động ngành BHXH, đặc biệt cán bộ làm trực tiếp công tác truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng sự hài lòng của người dân và tổ chức. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật BHYT, BHXH; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật BHYT, BHXH.

Đặng Sỹ Mười

Trưởng Phòng Truyền thông

và Phát triển đối tượng BHXH tỉnh

Thông điệp truyền thông ngày 1-7-2020:

- Nâng cao chất lượng KCB BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, hướng tới BHYT toàn dân.

- Thực hiện nghiêm Luật BHYT nhằm đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

- Tham gia BHYT là trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, cá nhân.

- Tham gia BHYT hộ gia đình để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

- Tham gia BHYT hộ gia đình để chăm sóc sức khỏe cho thành viên trong gia đình.

- Tham gia BHYT là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức và cả cộng đồng.

- BHYT là chính sách an sinh xã hội, do Nhà nước tổ chức thực hiện.

- Toàn xã hội chung tay thực hiện BHYT toàn dân.


Đặng Sỹ Mười

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]