(Baothanhhoa.vn) - Người cao tuổi (NCT) được xem như vốn quý của xã hội bởi những đóng góp của họ về kinh nghiệm, kiến thức cho sự phát triển, đồng thời là động lực tinh thần cho các thế hệ mai sau và là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thêm cơ hội chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người cao tuổi tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa

Người cao tuổi (NCT) được xem như vốn quý của xã hội bởi những đóng góp của họ về kinh nghiệm, kiến thức cho sự phát triển, đồng thời là động lực tinh thần cho các thế hệ mai sau và là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình.

Tại Khoa Lão khoa Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa, người bệnh có không gian để trò chuyện.

Những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện cùng với những tiến bộ của hệ thống y tế, sức khỏe của NCT Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nhìn chung được cải thiện. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng đáng kể trong các thập kỷ qua, đến năm 2015, tuổi thọ trung bình tăng trên 73,2 tuổi (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân số); tạo ra sự thay đổi đáng kể về cơ cấu dân số theo hướng giảm tỷ trọng của dân số ở các nhóm tuổi trẻ và tăng ở các nhóm tuổi trung niên và cao tuổi. NCT thường phải đối mặt với nhiều bệnh tật tiềm ẩn, như các bệnh mãn tính như xương khớp, nội khoa, hô hấp, tim mạch, rối loạn về tâm thần... và phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa và tác động của các căn bệnh mãn tính. Trong khi đó 68,2% NCT Việt Nam sinh sống tại nông thôn, làm nông nghiệp, 70% NCT không có tích lũy và 30% NCT không có bảo hiểm y tế. Mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT cũng đang thay đổi nhanh chóng, từ bệnh lây nhiễm sang những bệnh không lây nhiễm theo mô hình bệnh tật của một xã hội hiện đại, khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh đồng thời; mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe của NCT còn thấp dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe; khả năng và tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm NCT, giữa các vùng miền hết sức khác nhau, khiến cho một bộ phận không nhỏ NCT không được điều trị, chăm sóc đầy đủ ngay cả khi phát hiện ra bệnh tật, nhất là nhóm NCT ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe NCT còn rất hạn chế.

Tại Thanh Hóa, năm 2016 số NCT là 507.828 người chiếm 13,9% dân số. Số lượng NCT ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cộng đồng, trong khi điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, khả năng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của NCT là thách thức không nhỏ. Qua số liệu tổng hợp tại bệnh viện cho thấy trong 3 năm từ 2015 đến 2017, số lượng NCT vào nhập viện hơn 7.000 lượt, chiếm 51,66%. Đa số bệnh nhân cao tuổi đến khám chữa bệnh đều mắc đồng thời nhiều bệnh như: Parkinson, tim mạch, huyết áp, thận, bướu cổ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa... Trong khi đó hệ thống dịch vụ, chăm sóc NCT của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu NCT trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống an sinh xã hội cho NCT chưa phát triển đồng bộ. Các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, vật chất, tinh thần cho NCT chưa được quan tâm đúng mức cả trong công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng và trong hoạt động chăm sóc trực tiếp cho NCT. Đặc biệt ở NCT, luôn mắc nhiều bệnh tật cùng lúc. Tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa hiện nay, số NCT đi khám và điều trị bệnh hằng tháng rất đông. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Thanh Hóa chưa có bệnh viện nào thành lập khoa lão và cũng chưa có nhiều chế độ ưu tiên dành cho NCT khi đến khám và điều trị... Điều này đòi hỏi hệ thống y tế về lão khoa phải phát triển đáp ứng nhu cầu NCT.

Trước thực trạng đó, thực hiện Quyết định số ngày 30-12-2016 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025”, ngày 29-8-2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về NCT; Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về việc thành lập khoa lão để chăm sóc sức khỏe cho NCT, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa là bệnh viện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt quyết định thành lập khoa lão khoa. Việc thành lập Khoa Lão khoa tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho NCT, thể hiện sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, ngành đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoa hạng II có cơ sở vật chất bảo đảm, chất lượng đội ngũ cán bộ khá cao, do vậy bệnh viện luôn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân nói chung và NCT nói riêng. Sau thời gian tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, khoa lão khoa đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Ban đầu quy mô khoa lão khoa là 20 giường bệnh. Về lâu dài, sẽ mở rộng thêm hơn 1.500 m2 đất, xây khu điều trị 9 tầng, trong đó dành riêng cho khoa lão quy mô 60 giường bệnh và đầy đủ phòng phục hồi chức năng, khu vực khám bệnh...

“Vạn sự khởi đầu nan”, Khoa Lão khoa, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa mới được thành lập cũng không tránh khỏi những khó khăn ban đầu, cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là nhân lực trong lĩnh vực lão khoa. Để sớm vượt qua những khó khăn ban đầu này, tạo sự phát triển bền vững, phục vụ tốt nhất cho công tác khám, điều trị cho NCT, trong thời gian tới, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa tiếp tục tích cực, chủ động khai thác các nguồn vốn để đầu tư xây dựng khoa lão khoa trên diện tích đất đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép sử dụng để mở rộng quy mô phát triển Bệnh viện Nội tiết giai đoạn 2018-2023, tầm nhìn đến năm 2030; đầu tư trang thiết bị y tế trên cơ sở chuẩn hóa các phương tiện và quy trình kỹ thuật thường quy. Việc đầu tư các trang thiết bị y tế, nhất là trang thiết bị y tế hiện đại phải dựa trên nhu cầu khám, chữa bệnh, trình độ cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả. Ưu tiên đào tạo cán bộ trước, sau đó là mua sắm trang thiết bị y tế thích hợp và đồng bộ. Cùng với đầu tư của Nhà nước, tích cực huy động nguồn lực của xã hội thông qua việc đẩy mạnh liên doanh, liên kết về trang thiết bị y tế; tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, sớm hình thành một đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực lão khoa; đào tạo đồng bộ cả về lĩnh vực trang thiết bị, kỹ thuật lâm sàng, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng chuyên ngành... theo nhiều hình thức: Đào tạo dài hạn, đào tạo liên tục, đào tạo tại chỗ thông qua việc thực hiện Đề án 1816. Tích cực nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật với các đề tài có giá trị thực tế, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng công tác phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe cho NCT... Đây là cơ hội mới để NCT được chăm sóc sức khỏe ngày một tốt hơn.

Trong niềm hân hoan phấn khởi, ông Lưu Ngọc Phải, 79 tuổi, xã Yên Ninh (Yên Định) - người đang điều trị tại Khoa Lão khoa Bệnh viện Nội tiết, chia sẻ: Tôi mắc bệnh tiền liệt tuyến/tiểu đường thường xuyên phải đi viện điều trị. Cũng đã đi nhiều bệnh viện, nhưng khi được điều trị tại một khoa dành riêng cho NCT tôi thấy vô cùng thoải mái. Tại đây môi trường sạch sẽ, có không gian để người bệnh già chúng tôi có thể trò chuyện, đội ngũ y, bác sĩ thì phục vụ tận tình từ thuốc men, đến quần áo bệnh nhân, đi khám không phải chờ đợi lâu... Sau 1 tuần điều trị các chỉ số sức khỏe của tôi tạm ổn định, ăn tốt, đường huyết ổn định, đau vai gáy đã đỡ hơn nhiều, đã tự phục vụ được nhu cầu cá nhân.


Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư (Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]