(Baothanhhoa.vn) - Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vaccine và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu

Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu là ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td đủ mũi tiêm và đúng lịch.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vaccine và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu.

Hiện nay, bệnh đang có diễn biến phức tạp, từ đầu tháng 6-2020 đến nay bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa và chưa được tiêm vaccine bạch hầu hoặc chưa tiêm đầy đủ, đúng lịch.

Trước diễn biến phức tạp của dịch, ngày 8-7, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện gửi các bộ, ngành và địa phương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu, nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, không để lây lan.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời; tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng, cũng như điều trị kịp thời người mắc bệnh và người lành mang trùng để hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Chính quyền các địa phương phải xác định rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và tổ chức tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng; bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, đồng thời tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị và bảo đảm cung ứng đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu cho các tỉnh; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ bảo đảm môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.

Trao đổi về tình hình bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát trở lại, TS Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết: Kết quả tiêm chủng của các trường hợp mắc bệnh bạch hầu cho thấy, hầu hết các ca mắc là những trường hợp không tiêm hoặc tiêm không đủ mũi vaccine phòng bệnh; trong đó có những trường hợp đã tiêm 3 - 4 mũi nhưng vẫn mắc bệnh. Lý do là các trường hợp này sau một thời gian, miễn dịch đã giảm xuống. Năm 2019 tỷ lệ tiêm chủng vaccine 5 trong 1 (có chứa thành phần bạch hầu) bị ảnh hưởng và nhóm những người ở độ tuổi lớn có thể chưa tiêm vaccine trước đây hoặc đã tiêm nhưng quá lâu nên khả năng miễn dịch đã giảm xuống. Vì vậy tỷ lệ mắc bệnh ở những người lớn đang có dấu hiệu tăng lên. Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, không để lây lan, ngành y tế đã tăng cường tổ chức việc giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng; điều trị kịp thời người mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Xác định rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh; xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh cho các nhóm đối tượng; bảo đảm kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị; chỉ đạo bảo đảm cung ứng đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu cho các địa phương.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh bạch hầu để đảm bảo hiệu quả miễn dịch, thậm chí nhiều quốc gia còn khuyến cáo tiêm 6 mũi. Để khống chế bệnh bạch hầu, ngành y tế đang nỗ lực duy trì tỷ lệ tiêm vaccine DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm vaccine DPT cho trẻ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên. Đặc biệt, để chủ động phòng chống bệnh dịch bạch hầu tại các vùng nguy cơ cao, từ năm 2019 vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) đã được đưa vào chương trình tiêm chủng. Lịch tiêm mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu được khuyến cáo như sau: Dưới 1 tuổi tiêm 3 mũi đầu; 18 - 24 tháng nhắc lại mũi thứ 4; 7 tuổi nhắc lại mũi thứ 5; mũi thứ 6 khuyến cáo tiêm cho người từ 9 - 15 tuổi, trước khi bước vào độ tuổi sinh đẻ. Bệnh bạch hầu điều trị không quá khó, nhưng cần phát hiện sớm, bởi tỷ lệ tử vong ở bệnh bạch hầu không được điều trị kịp thời là tương đối cao. Thậm chí ở thể tối cấp, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 - 48 tiếng. Bệnh bạch hầu tuy có biểu hiện sốt, nhưng thường sốt không cao, điều này cũng dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh khác, dẫn đến tâm lý chủ quan. Cách phân biệt có thể dựa vào các dấu hiệu đặc trưng: Bệnh bạch hầu sốt không cao, trong khi viêm họng, viêm amida thường sốt cao, đau rát họng, khó nuốt... Bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh; trẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc, biếng ăn. Ho có tiếng ông ổng, kèm theo khó thở, khàn tiếng. Xuất hiện lớp giả mạc ở vùng hầu họng lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, khó bóc tách. Nếu cố tình lấy giả mạc ra sẽ gây chảy máu... Trong khi, viêm họng, viêm amidan có thể có giả mạc ở vùng hầu họng nhưng rất dễ lấy ra, không chảy máu. Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu là ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td đủ mũi tiêm và đúng lịch.

Hà Phương


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]