(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 93 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) phân bố tại 22 huyện/thị xã/ thành phố (trừ huyện Lang Chánh, Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân), trong đó có 1 ổ dịch tại xã Thành Kim (Thạch Thành) với 13 ca mắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 93 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) phân bố tại 22 huyện/thị xã/ thành phố (trừ huyện Lang Chánh, Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân), trong đó có 1 ổ dịch tại xã Thành Kim (Thạch Thành) với 13 ca mắc.

hun hóa chất diệt muỗi tại Trường Mầm non xã Thành Kim (Thạch Thành).

Để ngăn chặn sự bùng phát, lây lan của dịch SXH, ngành Y tế tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm khống chế không để dịch bệnh bùng phát ra diện rộng. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã chỉ đạo các Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện định kỳ theo đúng kế hoạch các hoạt động diệt bọ gậy, loăng quăng, vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi chủ động, nhất là tại các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch; tăng cường các biện pháp truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát chặt chẽ ổ bệnh cũ, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các cơ số thuốc, hóa chất và phương tiện phòng chống dịch bệnh.

Hiện nay đang là cao điểm của dịch SXH (khoảng thời gian tháng 8-10), tình hình thời tiết ở khu vực miền Bắc nói chung và Thanh Hóa nói riêng đang rất thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh SXH sinh sản và phát triển. Kết quả điều tra véc tơ của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tại 14 điểm nguy cơ, có tới 8 điểm có chỉ số véc tơ vượt ngưỡng cảnh báo, bên cạnh đó số ca bệnh ngoại lai cũng tăng so với những tháng trước đây, điều này sẽ làm tăng nguy cơ dịch bùng phát tại cộng đồng nếu các địa phương không làm tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và can thiệp hóa chất chủ động kịp thời.

Theo Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh: SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Người bệnh SXH nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Hiện bệnh SXH chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị, cách phòng bệnh SXH tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy như đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...), hàng tuần thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh vỡ. Đồng thời phòng, chống muỗi đốt (mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày); cho người bị SXH nằm trong màn, tránh muỗi đốt để lây lan bệnh cho người khác.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]