(Baothanhhoa.vn) - Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao (Theo WHO, tỷ lệ tử vong là 5-7%, có vùng tới 20%). 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường các biện pháp phòng chống Bạch hầu

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao (Theo WHO, tỷ lệ tử vong là 5-7%, có vùng tới 20%).

Tăng cường các biện pháp phòng chống Bạch hầu

Bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin và đã được cơ bản được khống chế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dịch có xu hướng gia tăng trở lại, gây dịch ở một số địa phương nhất là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên; từ năm 2014 đến năm 2019, hàng năm nước ta đều ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, tại khu vực Tây Nguyên ghi nhận 63 ca bệnh dương tính với bạch hầu ở các tỉnh Gia Lai (15 ca bệnh), Kon Tum (22 ca bệnh), Đắc Nông (25 ca bệnh), Đắc Lắc (1 ca bệnh).

Tại Thanh Hóa, mặc dù từ năm 1995 đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh; nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu chưa cao và không đồng đều ở các địa phương, nhất là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi công tác tiêm chủng còn gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ dịch, bệnh có thể xảy ra ở những người chưa được tiêm chủng và những vùng có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin thấp.

Để chủ động giám sát, phát hiện, ngăn chặn bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Sở Y tế có công văn gửi các đơn vị y tế trong tỉnh yêu cầu tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông về bệnh bạch hầu, các biện pháp phòng chống bệnh dịch, hướng dẫn người dân thực hiện các khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế về phòng chống bệnh bạch hầu, nhất là việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và kịp thời thông báo hoặc đến ngay các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của bệnh, để được cách ly, khám, điều trị bệnh kịp thời.

Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh bạch hầu; xây dựng các thông điệp, nội dung tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tổ chức tốt công tác truyền thông phòng chống dịch, bệnh.

Đối với các đơn vị Y tế dự phòng, tăng cường công tác giám sát các ca bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng, kịp thời phát hiện các ca bệnh nghi nghờ để cách ly, điều tra dịch tễ, thu thập mẫu, làm xét nghiệm và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, bệnh, hạn chế thấp nhất sự lây lan. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định;

Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, tăng cường rà soát các vùng có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin bạch hầu thấp, các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ, có kế hoạch tiêm vét, tiêm bổ sung đảm bảo tỉ lệ bao phủ vắc xin cao để phòng chống dịch bệnh;

Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván – Bạch hầu giảm liều năm 2020, trình Sở Y tế phê duyệt để sớm triển khai thực hiện; Trên cơ sở kết quả hoạt động tiêm chủng mở rộng trong những năm trước đây; thực hiện rà soát, đánh giá nguy cơ bệnh bạch hầu ở các vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, các nhóm đối tượng nguy cơ cao, báo cáo Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, đề xuất kế hoạch tiêm chủng bổ sung, phù hợp để chủ động phòng chống dịch bệnh; Chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hóa chất phòng chống dịch, bệnh, nhất là các điều kiện về xét nghiệm, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch, bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh; Chủ trì, phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh về giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh bạch hầu; Chủ động, kịp thời tham mưu cho Sở Y tế tổ chức chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.

Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Tăng cường phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng cùng cấp trong công tác giám sát, điều tra dịch tễ, thu thập mẫu và làm xét nghiệm chẩn đoán đối với các bệnh truyền nhiễm gây dịch; Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc tại khoa Khám bệnh, khoa Truyền nhiễm, khoa Hồi sức tích cực về chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở khám, chữa bệnh; Chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị cho công tác khám, chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh bạch hầu. Kiện toàn và duy trì hoạt động của các đội cấp cứu ngoại viện với các trang thiết bị, phương tiện cần thiết, sẵn sàng cơ động hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch, bệnh tại các địa phương khi được điều động;

Giao Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi xây dựng tài liệu tập huấn, cử giảng viên phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh về giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh bạch hầu.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]