(Baothanhhoa.vn) - Nắng nóng tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ nhưng là một trong những yếu tố thuận lợi khiến những người có nền bệnh lý mãn tính gây đột quỵ như: tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, nghiện rượu, bia, thuốc lá…

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng

Nắng nóng tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ nhưng là một trong những yếu tố thuận lợi khiến những người có nền bệnh lý mãn tính gây đột quỵ như: tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, nghiện rượu, bia, thuốc lá…

Phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng

Khoa Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá) nơi tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân đột quỵ

Theo số liệu thống kê sơ bộ tại khoa Thần kinh (Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thanh Hoá), ngay từ tháng 5, khi thời tiết nắng nóng bắt đầu diễn ra trên diện rộng, khoa đã tiếp nhận 175 ca đột quỵ não cấp, trong đó có 140 trường hợp nhồi máu não. Từ đó đến nay, liên tiếp các đợt cao điểm nắng nóng kéo dài, bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ có sự gia tăng, nhiều nhất là bệnh nhân cao tuổi với tỷ lệ trên 50%.

Về các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Hoành Sâm, Khoa Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá) nhận định: “Nắng nóng tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ nhưng nó chính là một trong những yếu tố thuận lợi, dễ gây đột quỵ cho những người có nền bệnh lý mãn tính như: tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, nghiện rượu, bia, thuốc lá…”. Bên cạnh đó, vấn đề tuổi tác và thói quen sinh hoạt không lành mạnh (lười vận động, thức khuya, tắm muộn…) cũng là những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Bệnh diễn biến nhanh, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng con người. Bệnh lý xảy ra rất đột ngột với những biểu hiện dấu hiện như: miệng méo khi cười, ăn uống, tê yếu chân tay một bên, nói khó hoặc thất ngôn, đột ngột mất thị lực, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ dẫn đến rối loạn nhận thức, hôn mê, co giật, nôn mửa… Những biểu hiện của bệnh đột quỵ rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu say nắng, cảm nắng thông thường… Chính nhận thức còn hạn chế về các biểu hiện bệnh đột quỵ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã vô tình làm chậm trễ “thời điểm vàng” trong cấp cứu và xử trí ban đầu.

Theo Bác sĩ Nguyễn Hoành Sâm, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đứng thứ 3 trên thế giới, ở các nước châu Á xếp hàng đầu và tỷ lệ tàn phế đứng số 1 trong tất cả các loại bệnh. Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là từ 4- 6 giờ đầu. Điều trị đột quỵ thành công hay không phụ thuộc vào việc người bệnh đến cơ sở y tế sớm hay muộn. Bởi vậy, để có thể giành giật sự sống cho bệnh nhân và hạn chế đến mức tối đa các di chứng sau đột quỵ, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nêu trên, nhất thiết phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở, trung tâm y tế có điều trị chuyên sâu đột quỵ não – nơi có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo bài bản, ứng dụng phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhất.

Phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng

Bệnh nhận điều trị đột quỵ tại khoa Thần kinh - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thanh Hoá

“Hiện nay, khoa Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã ứng dụng thành công nhiều phương pháp điều trị đột quỵ tiên tiến, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế như: tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, lấy huyết khối cơ học… đã cứu sống nhiều bệnh nhân và hạn chế di chứng về sau. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ bệnh nhân đủ điều kiện để ứng dụng được các phương pháp điều trị này còn rất hạn chế, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%” – Đây là một trong những điều khiến bác sĩ Sâm cảm thấy trăn trở và tiếc nuối. Bác sỹ Sâm lý giải: “Để có thể thực hiện được các phương pháp nêu trên, nguyên tắc sống còn là phải đảm bảo yếu tố “thời điểm vàng” trong điều trị. Bởi, kỹ thuật tiêu huyết khối đường tĩnh mạch chỉ được thực hiện trong vòng 4 giờ rưỡi kể từ khi xuất hiện triệu chứng; kỹ thuật lấy huyết khối cơ học chỉ được thực hiện trong vòng 6 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng”.

Phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng

Bệnh nhân điều trị đột quỵ được chăm sóc đặc biệt trong phòng điều hoà, tránh những tác động của nhiệt độ nắng nóng bên ngoài ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.

Để giảm thiểu khả năng đột quỵ, bác sỹ khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm soát huyết áp dưới mức 140/90, nhất là những trường hợp mắc bệnh huyết áp cao, từ bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt…. Đối với các bệnh nhân có nền bệnh lý mãn tính như: tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, béo phì, nghiện rượu, bia, thuốc lá… cần tuân thủ điều trị thuốc, kết hợp sự chăm sóc từ phía người nhà. Những người đã có tiền sử đột quỵ, nguy cơ tái diễn cao, cần thường xuyên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc sự phòng cấp 2 đầy đủ, thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ… Trong những ngày nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao, nên hạn chế hoặc che, chắn mũ nón, khoác áo dài tay bên ngoài khi đi ra ngoài đường, uống nhiều nước…

Hương Thảo – Nguyễn Trường


Hương Thảo – Nguyễn Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]