(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, ngành y tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân giảm từ 18,5%, thể thấp còi từ 28,9% năm 2014 xuống còn 11,3% và 17,5% năm 2019.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Cho trẻ uống vitaminA tại Trường Mầm non thị trấn Cẩm Thủy.

Trong những năm qua, ngành y tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân giảm từ 18,5%, thể thấp còi từ 28,9% năm 2014 xuống còn 11,3% và 17,5% năm 2019.

Từ tháng 8-2018, Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam đã ký thỏa thuận với UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình y tế giai đoạn 2018-2022. Theo đó, chương trình đã hướng dẫn và hỗ trợ 6 huyện miền núi (Bá Thước, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Thanh, Như Xuân) triển khai các hoạt động cải thiện dinh dưỡng bền vững cho trẻ em thông qua các mô hình giáo dục và phục hồi dinh dưỡng; tư vấn thăm hộ đúng thời điểm, đúng đối tượng; vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ; xử lý và trữ nước an toàn tại hộ gia đình; xây dựng mạng lưới các câu lạc bộ dinh dưỡng ở thôn; lồng ghép sinh kế và nhóm tín dụng tiết kiệm... Giai đoạn 2017-2019 đã góp phần giảm tỷ lệ SDD hàng năm từ 1 đến 1,5%; đã thành lập được 250 câu lạc bộ dinh dưỡng; năm 2017 có 137/375 trẻ SDD đã phục hồi dinh dưỡng sau khi tham gia mô hình, năm 2019 có 339 trẻ tham gia, dự kiến năm 2020 có 275 trẻ tham gia. Qua truyền thông đã có 527 hộ gia đình làm nhà tiêu hợp vệ sinh, mục tiêu năm 2020 có 800 hộ; năm 2018 có 395 hộ gia đình làm hệ thống xử lý nước... Thông qua chương trình đã nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Trao đổi với Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, được biết: Trong những năm qua tại Thanh Hóa đã thực hiện nhiều chương trình, dự án, như: Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống SDD trẻ em, Dự án A&T, Dự án Aris aid, can thiệp của Tổ chức Tầm nhìn thế giới. Các can thiệp cải thiện cả về kiến thức, kỹ năng về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em, nâng cao năng lực cán bộ y tế, cải thiện kinh tế, an ninh lương thực hộ gia đình, can thiệp cải thiện, phục hồi SDD trẻ em. Các can thiệp này có hiệu quả lớn trong giảm tỷ lệ SDD nói chung, đặc biệt là SDD thể thấp còi. Một trong những hoạt động quan trọng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em là bổ sung vi chất dinh dưỡng. Trong 2 Chiến dịch bổ sung vi chất dinh dưỡng được tổ chức 2 lần trong năm trên phạm vi toàn tỉnh, đã có hơn 98% trẻ trong độ tuổi được uống bổ sung vitamin A và cân, đo để theo dõi tình trạng dinh dưỡng; hơn 70% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được bổ sung vitamin A liều cao. Cùng với đó hoạt động truyền thông về phòng chống SDD và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để những kiến thức về vi chất dinh dưỡng và SDD trẻ em có thể đến được với đông đảo người dân. Đặc biệt, truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng đến tận nhà tư vấn cho bà mẹ và phát phiếu mời đưa trẻ đi uống vitamin A. Tại buổi uống, các cộng tác viên dinh dưỡng đã tổ chức hướng dẫn thực hành bữa ăn bổ sung cho trẻ bằng các loại thực phẩm sẵn có tại địa phương, phát tờ rơi và khám tư vấn cho bà mẹ mang thai về phòng chống thiếu máu tại trạm y tế. Tại đây, các bà mẹ được nghe về giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn giàu vitamin A, giàu sắt, giàu canxi, cách chế biến bữa ăn cho từng nhóm tuổi với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhằm góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tại các vùng khó khăn, Viện Dinh dưỡng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai hoạt động bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tại các huyện nghèo theo Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 7-3-2019 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án do Tổ chức Vitamin Angle – Hoa Kỳ tài trợ. Theo đó, Thanh Hóa có 7 huyện được hưởng thụ dự án này, gồm: Ngọc Lặc, Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát.

Tuy nhiên, những năm gần đây kinh phí cho chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SDD chỉ còn bảo đảm cho các hoạt động cơ bản của chương trình. Các dự án can thiệp về dinh dưỡng của các tổ chức khác hầu như đã kết thúc hoặc chỉ còn vài hoạt động. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD ở nhiều huyện miền núi còn cao, như: Huyện Quan Sơn tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân 19%, thể thấp còi 30%, tại huyện Thường Xuân là 21,1 và 24,5%; huyện Ngọc Lặc là 16,4 và 25,9%... Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, kẽm, i-ốt, khẩu phần can-xi thấp,...

Năm 2020, chương trình phòng chống SDD trẻ em của tỉnh phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cân nặng và chiều cao. Theo đó, chương trình đẩy mạnh nuôi con bằng sữa mẹ và dinh dưỡng hợp lý để phòng chống SDD, trong đó ưu tiên can thiệp bằng những giải pháp tích cực hơn nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi. Căn cứ chỉ tiêu này, các nhóm giải pháp được triển khai là tăng cường Chiến dịch nhân ngày vi chất dinh dưỡng; Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ; Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển; truyền thông thay đổi hành vi phòng chống SDD thể thấp còi; truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, nuôi con nhỏ; đẩy mạnh tư vấn phục hồi dinh dưỡng (mô hình A & T Mặt trời Bé thơ, nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ...); xây dựng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch, câu lạc bộ không có trẻ SDD, các mô hình phòng chống SDD thấp còi theo đặc điểm vùng...

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]