(Baothanhhoa.vn) - Từ ngày 30-7 đến ngày 4-8, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra dông lốc kèm theo mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành y tế tập trung khắc phục, xử lý môi trường phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Ngành y tế tập trung khắc phục, xử lý môi trường phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Khám, cấp phát thuốc cho người dân tại bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn (Mường Lát).

Từ ngày 30-7 đến ngày 4-8, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra dông lốc kèm theo mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc...

Tại huyện Quan Sơn, Mường Lát, lũ dữ đã làm 16 người chết và mất tích, 5 người bị thương, gần 1.300 ngôi nhà bị ngập trong nước, 402 ngôi nhà bị đổ sập, bị cuốn trôi và hư hỏng nặng, 3 trạm y tế bị sạt, đổ tường...

Trước thiệt hại nặng nề đó, ngành y tế đang nỗ lực khắc phục hậu quả, xử lý môi trường sau mưa lũ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát theo phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó. Tại bản Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn) - nơi bị thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ, bệnh viện dã chiến đã được thành lập với 8 cán bộ của Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn, thường trực khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho người dân. Ông Lữ Văn Luân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quan Sơn cho biết: Sau mưa lũ, úng ngập, môi trường sống thường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi xác động, thực vật thối rữa, đặc biệt nước từ các hố ga, nhà vệ sinh, khu vực chứa nước thải sinh hoạt, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm... mang nhiều mầm bệnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh, do vậy dễ phát sinh các bệnh về đường tiêu hóa, mắt, da... Trước thực tế này, Trung tâm Y tế huyện đã cấp ứng cloraminB để các xã bị ngập lụt tập trung xử lý môi trường, đặc biệt là xử lý nguồn nước sinh hoạt; tổ chức lực lượng phun hóa chất tiêu độc, khử trùng tại tất cả các khu vực dân cư, để phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa, đau mắt và bệnh da liễu phát sinh sau mưa lũ. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, phun hóa chất, xử lý khử trùng nguồn nước bằng hóa chất ngành y tế cung cấp để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Tại huyện Mường Lát, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo các trạm y tế hướng dẫn nhân dân thu dọn vệ sinh môi trường, tiến hành làm công tác tiêu độc, khử trùng, khử khuẩn nguồn nước bằng cloraminB; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa, lũ. Trung tâm đã cử cán bộ xuống các địa bàn bị ngập lụt phối hợp với địa phương thu dọn vệ sinh, tiến hành khử khuẩn nguồn nước; vận động nhân dân tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, xác động vật; xử lý nguồn nước bị ô nhiễm; tổ chức phun hóa chất xử lý môi trường, khử khuẩn nguồn nước để bảo đảm vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. Hiện các địa phương bị ảnh hưởng ngập lụt của huyện Mường Lát nước đã rút và chưa xuất hiện dịch bệnh.

Hiện nay, tại các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ hệ thống y tế tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương xuống các vùng bị ngập lụt để xử lý rác, xác súc vật chết sau khi bị nước lũ cuốn trôi; tập trung thu gom và xử lý gọn để tránh dịch bệnh xảy ra. Cử cán bộ y tế thôn, bản đi xuống tận nhà người dân cấp phát cloraminB và hướng dẫn người dân cách khử trùng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm; đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh những bệnh truyền nhiễm như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp cấp, cảm cúm...

Tiến sĩ Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế, cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin về tình hình mưa lũ, ngành y tế đã chỉ đạo lực lượng y tế tuyến huyện và xã đến các bản vùng lũ đi qua để cấp cứu, cứu chữa người bị nạn trong cơn lũ; triển khai tiêu độc, khử trùng vệ sinh môi trường, tìm nguồn nước và xử lý để có nước sạch cho người dân. Trong đợt này, Sở Y tế đã cấp tăng cường cho Trung tâm Y tế huyện Quan Sơn cloraminB và 2 cơ số thuốc phòng chống bão lụt; đồng thời trực tiếp đến kiểm tra, chỉ đạo ngành y tế huyện Quan Sơn hỗ trợ người dân thu gom rác thải, xác động vật, làm tốt công tác vệ sinh môi trường sau mưa lũ, không để mầm bệnh phát triển, bùng phát thành dịch. Ngành tiếp tục tăng cường giám sát dịch bệnh phát hiện và xử lý dịch bệnh kịp thời, không để dịch bệnh lây lan bùng phát. Cùng với đó là cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng cloraminB, Aquatabs, hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị ngập lụt; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ mà ngành y tế đã đưa ra...

Một trong những hoạt động quan trọng sau mưa lũ là công tác dự phòng, tránh để dịch bệnh xảy ra tại vùng mưa lũ, ngập lụt. Ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Ở những nơi mưa lũ đi qua dễ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn... Vì vậy, người dân cần chủ động bảo đảm vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế địa phương; thực hiện ăn chín, uống sôi, phòng tránh bệnh lây qua đường tiêu hóa... để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]