(Baothanhhoa.vn) - Được thành lập ngày 18-11-1957 với 8 hội viên ban đầu, Hội Đông y tỉnh đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Được thành lập ngày 18-11-1957 với 8 hội viên ban đầu, Hội Đông y tỉnh đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động.

Lương y Hội Đông y tỉnh bốc thuốc cho bệnh nhân.

Thường trực tỉnh hội đã tập trung vào chỉ đạo các huyện, thị, thành hội và các chi hội trực thuộc tổ chức đổi mới, đa dạng các phương thức hoạt động, mở rộng tổ chức hội đến tận các thôn, bản; kết nạp thêm nhiều hội viên mới; thành lập thêm nhiều tổ chức hội ở cơ sở; các cán bộ, hội viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các tổ chức hội đã tăng cư­ờng công tác tuyên truyền kết nạp đư­ợc 42 hội viên mới sau khi đã được đào tạo và bồi d­ưỡng kiến thức về đông y, nâng tổng số hội viên Hội Đông y tỉnh lên hơn 3.000 người (đã có 229 người được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được Sở Y tế cấp, cấp lại chứng nhận là lương y). Bên cạnh đó, các địa phương kiện toàn bộ máy tổ chức, để lãnh đạo xây dựng tổ chức hội.

Hàng năm, lương y, thầy thuốc là hội viên hội đông y các cấp trong tỉnh đã tham gia khám, điều trị cho hàng chục ngàn bệnh nhân, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các phòng chẩn trị đông y của tỉnh hội, huyện, thị, thành hội và các phòng chẩn trị đông y của các hội viên vừa là nơi hành nghề chuyên môn khám, chữa bệnh, vừa là nơi ứng dụng, kế thừa bài thuốc hay, cây thuốc quý ở cộng đồng, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền của hội tạo được uy tín đối với bệnh nhân, nhất là các bệnh về xương khớp, đường ruột, đau dây thần kinh. Nhiều huyện, thị, thành hội đã tổ chức đ­ược các buổi hội thảo, kết hợp các buổi sinh hoạt hội với trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm chữa bệnh, sư­u tầm các bài thuốc hay, cây thuốc quý, phổ biến các ph­ương pháp chữa bệnh dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền sử dụng thuốc nam cho các hội viên, trồng thuốc nam tại gia đình và hư­ớng dẫn cho nhân dân biết sử dụng các bài thuốc nam đơn giản để chữa các bệnh thông thư­ờng ở cộng đồng... Nhiều phòng chẩn trị cấp huyện, thị, thành hội đã củng cố, xây dựng tương đối tốt cả về cơ sở vật chất lẫn nội dung sinh hoạt phù hợp với tình hình hiện nay. Số bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ở các phòng chẩn trị ngày càng đông, như: Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thạch Thành, Quan Hóa, TP Thanh Hóa... Trong 6 tháng đầu năm, ở các phòng chẩn trị đã khám và chữa bệnh cho 35.784 lượt bệnh nhân, châm cứu cho 68.635 lượt bệnh nhân; nhiều hội viên mở phòng chẩn trị tại nhà, hoạt động có uy tín trong nhiều năm qua đã thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám, chữa bệnh bằng đông y trong và ngoài tỉnh, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhiều hội đông y đã tổ chức được hội nghị tâm đắc, sưu tầm và phổ biến các bài thuốc dân gian chữa các bệnh khó, hiếm gặp, những cây thuốc sẵn có ở địa phương có tác dụng chữa bệnh tốt như các hội đông y: Thọ Xuân, TP Thanh Hóa, Thạch Thành, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, Lang Chánh; các tổ chức hội, các hội viên nuôi trồng, thu hái và sử dụng thuốc nam, xây dựng vườn thuốc nam mẫu tại trạm y tế xã, tại gia đình các lương y, số lượng vườn thuốc nam mẫu có hầu hết ở các hội: Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Triệu Sơn, Yên Định, Thạch Thành, Thọ Xuân... Trồng đại trà một số cây thuốc như: Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành. Đặc biệt Huyện hội Lang Chánh và Như Xuân kết hợp với Công ty Hoàn Thiện trồng đại trà hàng chục ha dược liệu, gắn việc trồng và sử dụng thuốc nam, chăm sóc sức khỏe cộng đồng với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở cộng đồng.

Bác sĩ Lê Thị Chinh, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh chia sẻ: Lương y phải bốc thuốc bằng cả y thuật và y đức. Mỗi lương y không chỉ dành thời gian nghiên cứu, học hỏi mà còn xem việc giúp đỡ bệnh nhân là việc làm thường xuyên của mình. Thông qua các lớp bồi dưỡng học tập 12 điều y đức của Bộ Y tế, 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông, lấy đó làm chuẩn mực đạo đức hành nghề đông y. Chính vì vậy mà cán bộ, hội viên đã được nâng cao về y đức, qua đó nâng cao về tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc trước người bệnh, tận tụy trong công việc. Thông qua hoạt động chuyên môn, Hội Đông y tỉnh đã khơi dậy phong trào thi đua học tập, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành đông y; đồng thời, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, chung tay phòng chống dịch bệnh và phát huy gương sáng y đức trong hành nghề y dược.


Bài và ảnh: Anh Quân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]